Các em đạt giải nhất kỳ thi quốc gia môn Lịch sử được tuyên dương và trao thưởng.

Các em đạt giải nhất kỳ thi quốc gia môn Lịch sử được tuyên dương và trao thưởng.

Ngày 23-4, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), Quỹ Phát triển sử học Việt Nam tổ chức Lễ tuyên dương và trao thưởng cho 217 học sinh trung học phổ thông (THPT) đoạt giải kỳ thi quốc gia môn Lịch sử.

 

Sự cổ vũ cần thiết và quan trọng

Chính thức ra mắt ngày 22-10-2011, Quỹ Phát triển sử học Việt Nam, quỹ quốc gia chính thức đầu tiên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đến nay đã có gần ba năm hoạt động và phát triển. Trong hai năm 2012, 2013, Quỹ đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo, các trường trung học phổ thông trong cả nước trao thưởng cho 417 học sinh đoạt giải trong kỳ thi môn Lịch sử chọn học sinh giỏi quốc gia THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Năm 2014, có 217 học sinh THPT đoạt giải quốc gia môn Lịch sử (6 giải nhất, 51 giải nhì, 73 giải ba và 87 giải khuyến khích) được tuyên dương và trao thưởng. Năm nay, số tỉnh có học sinh đạt giải đã nhiều hơn. Số trường có học sinh đạt giải cũng tăng hơn năm trước (87 so với 74 trường). Tỉnh xa nhất có giải là Cà Mau. Hà Nội lần đầu tiên có giải nhất.

Trên nền thực trạng giáo dục phổ thông chưa được cải cách, phần lớn học sinh không thích môn sử - bị coi như một môn học thuộc lòng các con số, sự kiện khô khan và nhàm chán, thiếu tính sáng tạo - thì việc các em tự nguyện tham gia và đạt giải cao trong kỳ thi quốc gia môn Lịch sử cần được vinh danh, biểu dương.

GS. NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển sử học Việt Nam khẳng định: “Việc tuyên dương và trao giải cho học sinh đoạt giải cao chắc chắn chưa thể làm đổi thay được thực trạng giáo dục môn lịch sử ở các trường phổ thông. Nhưng đó là sự cổ vũ đặc biệt cần thiết cho tinh thần nỗ lực học tập thông minh và hiệu quả của các em”.

Cần tổng kết những kinh nghiệm thành công

Em TrầnThị Thu Thủy - học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định, đạt giải nhất - tâm sự: “Em thấy rằng, để học tốt môn Lịch sử, trước hết phải có niềm say mê, yêu thích môn học. Trong quá trình học tập, em luôn ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng một cách hệ thống, học theo các chủ đề xuyên suốt chiều dài lịch sử để có thể so sánh giữa các thời kỳ với nhau, tự phát hiện và tìm cách giải quyết vấn đề, tự đặt câu hỏi và tìm câu trả lời để tạo được hứng thú cho môn học”.

Em Nguyễn Ngọc Ánh - dân tộc Dao, học sinh trường Dân tộc nội trú tỉnh Yên Bái, đạt giải ba - thì bày tỏ: “Em thích cô giáo dạy sử truyền cho em phương pháp học. Cô không đọc cho chúng em ghi mà động viên chúng em suy nghĩ, tìm đọc sách và thảo luận với nhau để cùng nhớ bài”.

Cô giáo Bùi Thị Nhung - giáo viên môn Lịch sử trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định - nhấn mạnh rằng: “Để tiết học sử không bị các em chán cần kết hợp nhiều tư liệu phong phú, kết hợp với các phương tiện kỹ thuật và công nghệ thông tin; nêu vấn đề gợi mở cho các em tự nghiên cứu. Việc thăm quan các di tích, bảo tàng và cùng nhau học ngoại khóa cũng đặc biệt hấp dẫn và cần thiết”.

Các nhà nghiên cứu và giáo dục lịch sử đều thống nhất với nhau rằng: Chấn hưng và khôi phục vị thế, phát huy hết chức năng môn sử, truyền cho các em niềm say mê học sử cần nghiên cứu và thực thi hệ thống các giải pháp đồng bộ - từ nhận thức vai trò và yêu cầu của môn lịch sử cho đến chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học và cả hệ thống đào tạo giáo viên dạy môn Lịch sử.

GS Phan Huy Lê nêu ý kiến: “Có lẽ ngành giáo dục nên tổng kết những kinh nghiệm thành công của các thày cô giáo và học sinh giỏi trong việc dạy và học môn Lịch sử để góp phần xây dựng đề án đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục phổ thông, trong đó phương pháp dạy và học bộ môn là một nhân tốc có vai trò quan trọng”.

 

                                                                         Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục