Với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên từ bậc mầm non đến THCS cho tỉnh nên việc tuyển dụng cán bộ làm công tác giảng dạy tại Trường CĐSP sẽ phải cao hơn.

Với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên từ bậc mầm non đến THCS cho tỉnh nên việc tuyển dụng cán bộ làm công tác giảng dạy tại Trường CĐSP sẽ phải cao hơn.

(HBĐT) - Ngày 2/10, Sở GD&ĐT ra Thông báo số 1844 về việc tuyển dụng viên chức đợt 2/2014. Trong đó, nội dung thông báo tuyển dụng các chỉ tiêu biên chế cho Trường CĐSP Hòa Bình có nêu rõ: Xét tuyển 6 chỉ tiêu giáo viên, gồm các chuyên ngành sư phạm tâm lý giáo dục, sư phạm (giáo viên giảng dạy bộ môn Đoàn - Đội), sư phạm ngữ văn, sư phạm mầm non, giáo viên giảng dạy bộ môn kế toán. Về trình độ, đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Đoàn - Đội, yêu cầu trình độ đạo tạo Đại học Sư phạm (ĐHSP) trở lên, hệ đào tạo chính quy tập trung 4 năm, tốt nghiệp Đại học từ hạng khá trở lên và là sinh viên các trường ĐHSP Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội, có chứng chỉ bồi dưỡng công tác Đoàn - Đội từ đủ 12 tháng trở lên; đối với giáo viên các bộ môn ngữ văn, tâm lý, mầm non yêu cầu trình độ đào tạo ĐHSP trở lên, hệ đào tạo chính quy tập trung 4 năm, tốt nghiệp Đại học từ hạng khá trở lên, là sinh viên các Trường ĐHSP Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội.

           

Sau khi Sở GD&ĐT ban thành thông báo này, dư luận xã hội đã có những thông tin trái chiều. Đặc biệt, câu hỏi đặt ra là vì sao chỉ tuyển dụng những người đã tốt nghiệp trường ĐHSP Hà Nội và ĐHQG Hà Nội, vậy có công bằng hay không? Đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, chúng tôi đã  trao đổi với ông Lê Quốc Thái, Hiệu trưởng Trường CĐSP Hòa Bình, được biết: Trong năm học 2014 nhà trường có tổng số 62 lớp với 2.385 sinh viên. Trong đó, hệ chính quy tập trung 53 lớp với 1.957 sinh viên, hệ vừa học vừa làm 9 lớp với 428 sinh viên. Với quy mô đó, tổng số biên chế nhà trường cần 138 người nhưng trong năm học 2013 - 2014 do một số cán bộ giảng dạy của nhà trường đến tuổi nghỉ hưu theo quy định đã gây ra sự thiếu hụt về cán bộ giảng dạy. Đến nay, tổng biên chế của nhà trường chỉ còn 132. Như vậy, thiếu 6 biên chế so với nhu cầu.

 

Trước thực tế đó, để đảm bảo công tác giảng dạy, Trường CĐSP đã có công văn đề nghị với Sở GD&ĐT tuyển dụng 6 biên chế còn thiếu để bù vào khoảng trống về cán bộ giảng dạy của nhà trường. Trong đó nêu rõ việc tuyển dụng các đối tượng phải đảm bảo chất lượng cao. Ông Lê Quốc Thái cho biết: Yêu cầu về chất lượng được chúng tôi đặt lên hàng đầu vì môi trường đào tạo của nhà trường là đào tạo giáo viên những người sau này sẽ trực tiếp làm công tác giảng dạy tại các cấp học từ bậc học mầm non đến THCS. Do đó, yêu cầu tuyển dụng phải là các đối tượng tốt nghiệp ĐHSP hệ chính quy tập trung (4 năm). Bằng tốt nghiệp phải từ hạng khá trở lên. Còn việc tại sao Hội đồng tuyển dụng viên chức của Sở GD&ĐT “khoanh” lại, chỉ tuyển dụng những người đã tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội như trong Thông báo 1844 thì tôi cũng không rõ. Nhận được thông báo đó, tôi cũng khá bất ngờ vì đây là lần đầu tiên Sở GD&ĐT thực hiện việc giới hạn trong tuyển dụng giáo viên cho nhà trường như vậy. Từ góc độ công tác quản lý, quan điểm của tôi cho rằng việc giới hạn chỉ tuyển dụng những người tốt nghiệp các Trường ĐHSP Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội là một ý tưởng tốt vì nó sẽ đảm bảo tuyển dụng được những người có trình độ chuyên môn cao, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy cho nhà trường tốt hơn.

 

Vậy đâu là căn cứ Hội đồng tuyển dụng viên chức Sở GD&ĐT dựa vào để đưa ra những giới hạn tuyển dụng như trong Thông báo 1844? Xung quanh vấn đề này, ông Trần Mạnh Hà, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT lý giải: Trường CĐSP Hòa Bình là trường có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên cho tỉnh và một số tỉnh khác có nhu cầu gửi về nên việc tuyển dụng cán bộ làm công tác giảng dạy tại trường sẽ có yêu cầu cao hơn so với các trường khác. Từ chỗ yêu cầu về đào tạo giáo viên có chất lượng và xét đề nghị của Trường CĐSP Hòa Bình về việc xem xét tuyển dụng giáo viên có chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường..., Sở GD&ĐT đã rà soát lại việc tuyển dụng và đưa ra các tiêu chí để tuyển dụng giáo viên cho nhà trường. Ở đây không có sự phân biệt bằng cấp, tốt nghiệp trường nào mà chúng tôi căn cứ theo yêu cầu vị trí việc làm để tuyển dụng. Việc này cũng phù hợp theo điểm g, khoản 1, Điều 22, Luật Viên chức và khoản 2, Điều 4, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ. Cùng với đó, việc tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2014 Sở GD&ĐT cũng đã xây dựng thành Đề án. Đề án này cũng đã được Sở Nội vụ tỉnh thẩm định và thông qua.

 

Điểm g, khoản 1, Điều 22 Luật Viên chức quy định về “Điều kiện đăng ký dự tuyển” nêu rõ: Việc tuyển dụng viên chức phải “Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật”.

           

Khoản 2, điều 4 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức nêu rõ: Đơn vị sự nghiệp công lập được bổ sung các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 22 Luật Viên chức nhưng các quy định này không được trái với quy định của pháp luật và phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt trước khi thực hiện.

 

 

                                                                                  Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục