Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh trao bằng khen của UBND tỉnh cho đại diện các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh trao bằng khen của UBND tỉnh cho đại diện các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

(HBĐT) - Ngày 19/1, Ban chỉ đạo đề án 1956 tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo đề án 1956 đến dự. Tham dự có đại diện lãnh sở, ban, ngành và các huyện, thành phố trong tỉnh.

 

Trong 5 năm (2010-2014) các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương đã tổ chức 627 lớp dạy nghề theo các trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho 17.957 người, đạt 39,9% so với giai đoạn. Trong đó, nghề phi nông nghiệp 10.016 người, đạt 50,1%, nghề nông nghiệp 7.941 người, đạt 31,7%. Qua 5 năm triển khai có nhiều mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả như nghề may công nghiệp, may túi xách siêu thị sau đào tạo 100% học viên được các công ty tuyển dụng với mức lương 4-5 triệu đồng/người/tháng; mô hình đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho lao động sản xuất sản phẩm nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng mía, trồng rau sạch, trồng su su…. Mô hình đào tạo nghề phụ, truyền thống để tạo việc làm lúc nông nhàn như mây tre đan, chổi chít, đan nón, móc vòng, nghề thêu dệt thổ cẩm….

 

Tại hội nghị, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương nêu những hạn chế trong đào tạo nghề nông thôn như: Mức hỗ trợ người học nghề thấp, người được đào tạo ra ít cơ hội việc làm, một số nơi đào tạo còn chạy theo số lượng, chất lượng thấp chưa phù hợp với nhu cầu người học nghề, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu, người lao động sau khi học nghề chưa duy trì được lâu dài, chưa gắn kết được cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp, công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề việc làm cho lao động nông thôn chưa sát thực tế….

 

Trong giai đoạn 2015-2020 theo kế hoạch đề án sẽ đào tạo dạy nghề cho 45.000 lao động nông thôn, dạy nghề cho 1.000 người khuyết tật, tổ chức tập huấn phổ biến pháp luật dạy nghề cho khoảng 2.000 lượt cán bộ quản lý, giáo viên và người dạy nghề, đào tạo bồi dưỡng cho 6.000 lượt cán bộ, công chức xã.

 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bùi Văn Cửu nhấn mạnh: Để hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu của đề án các sở, ban, ngành cần điều chỉnh nhiệm vụ của mình phù hợp với tình hình thực tế. Khảo sát, xây dựng kế hoạch dạy nghề từ nay đến năm 2020 theo đúng định hướng phát triển KT-XH của tỉnh, huyện, thành phố. Đào tạo nghề theo đúng quy hoạch ngành nghề, người học nghề, nhu cầu doanh nghiệp, xã hội. Dạy nghề gắn với dạy kỹ năng sống, giao tiếp, lồng ghép nguồn lực tận dụng tối đa cơ sở vật chất đồng thời hạn chế đầu tư dàn trải.

 

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho 12 tập thể, 13 cá nhân. Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tặng giấy khen cho 18 tập thể, 19 cá nhân đã có thành tích trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

 

 

 

                                                                                   Việt Lâm

 

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục