Ngày 26-2, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) chính thức ban hành các quy chế kỳ thi THPT Quốc gia. Theo đó, kỳ thi do Bộ GD và ÐT tổ chức cụm thi gồm hai loại: Cụm thi cho các thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ÐH, CÐ (tổ chức thi cho thí sinh của ít nhất hai tỉnh, thành phố) do trường ÐH chủ trì, phối hợp với sở GD và ÐT; Cụm thi cho các thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT (tổ chức thi tại trường hoặc liên trường phổ thông của tỉnh), do sở GD và ÐT chủ trì, phối hợp với trường ÐH. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi tại trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 và đăng ký tại địa điểm do sở GD và ÐT quy định (dành cho thí sinh tự do). Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký dự thi trước ngày 30 - 4 hằng năm.

 

Ðáng chú ý, đề thi sẽ bảo đảm nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Tuy nhiên, đề thi cũng sẽ có sự phân loại trình độ của thí sinh, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (tuyển sinh ÐH, CÐ). Bài thi tự luận của thí sinh sẽ được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25 và không quy tròn điểm. Ðối với bài thi môn trắc nghiệm, đều được chấm bằng máy và phần mềm chuyên dụng. Tổ chấm thi sẽ tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm mười (lấy đến 0,25) cho từng bài thi trắc nghiệm.

* Bộ GD và ÐT cũng ban hành Quy chế tuyển sinh ÐH, CÐ hệ chính quy. Trong đó, quy định Bộ GD và ÐT sẽ căn cứ kết quả thi của thí sinh dự thi, xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Ngoài ra, các trường phải duy trì tổ hợp các môn thi truyền thống; nếu sử dụng tổ hợp môn thi mới cần dành ít nhất 75% chỉ tiêu để xét tuyển theo các tổ hợp môn thi tương ứng với các khối thi truyền thống. Ðối với trường tổ chức tuyển sinh riêng phải thực hiện theo đề án tuyển sinh riêng đúng quy định.

 

 

                                                                           Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục