Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội và Dân tộc (HĐND tỉnh) phát biểu tại buổi giám sát.

Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội và Dân tộc (HĐND tỉnh) phát biểu tại buổi giám sát.

(HBĐT) - Ngày 17/4, Đoàn công tác của Ban Văn hoá - Xã hội và Dân tộc (HĐND) tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội và Dân tộc làm trưởng đoàn đã khảo sát, giám sát công tác quản lý đào tạo và công tác giáo dục dân tộc vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

 

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT, toàn tỉnh hiện có 11 trường PTDTNT với 2.920 học sinh, trong đó 2.743 học sinh là người dân tộc thiểu số. Đến nay, toàn tỉnh có 5 trường phổ thông dân tộc bán trú với 648 học sinh, trong đó 562 học sinh bán trú là con em dân tộc thiểu số. Về quy mô học sinh dân tộc, hiện toàn tỉnh có 142.458 học sinh là người dân tộc thiểu số, trong đó có 46.188 trẻ mầm non; 48.885 học sinh tiểu học; 31.146 học sinh THCS và 16.239 học sinh trung học phổ thông.

Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục có những giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục dân tộc trên địa bàn tỉnh, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học đối với học sinh dân tộc. Năm 2013- 2014 được chọn là “Năm giáo dục vùng khó khăn” nhằm mục đích nâng cao một bước chất lượng giáo dục toàn diện vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh. Làm tốt công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp học THCS và THPT, bảm bảo các chế độ, chính sách đối với học sinh dân tộc. Khảo sát phân loại học sinh và lên kế hoạch giáo dục từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng được rút ngắn. Năm 2014 - 2015, toàn tỉnh có 8 HS dân tộc thiểu số đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ, phổ cập giáo dục THCS; 99,5% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. 100% giáo viên tiểu học, THCS, THPT là người dân tộc nội trú đạt chuẩn trở lên. Đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS, có 62,9% cán bộ quản lý và giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.

Năm qua, ngành  GD-ĐT tỉnh đã chỉ đạo tăng cường dạy tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số ở trường mầm non, tiểu học và dạy tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ CB,CC,VC trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đầy đủ, đúng và kịp thời các chế độ chính sách giáo dục dân tộc, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, có 26 trường mầm non, phổ thông thuộc các xã vùng đặc biệt khó khăn đạt chuẩn quốc gia, chiếm 11,3% tổng số trường đạt chuẩn trên toàn tỉnh; 8/11 trường PTDTNT đạt chuẩn (72,7%).

Tại buổi giám sát, ngành GD-ĐT đã kiến nghị với đoàn công tác của HĐND tỉnh một số nội dung như: Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố rà soát, sắp xếp quy hoạch mạng lưới trường, lớp học ở các lớp có quy mô quá nhỏ trong cùng một địa bàn phù hợp với yêu cầu CCHC, tinh giản tổ chức bộ máy đảm bảo theo quy định; dành kinh phí để xây dựng các trường PTDTTN; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung phục vụ cho kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia và nâng cấp trang, thiết bị dạy học, công trình phụ trợ cho các trường học vùng sâu, xa; tăng biên chế và kinh phí chi thường xuyên cho các đơn vị trường học; đề nghị bố trí nhân viên điện nước cho các trường DTNT...

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Toàn đã đánh giá cao sự chuẩn bị về thông tin, số liệu báo cáo của Sở GD-ĐT. Thông qua ý kiến đóng góp của các đại biều đã làm rõ được những những vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý đào tạo và công tác giáo dục dân tộc vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Sau cuộc giám sát này, Ban VH-XH&DT sẽ tổng hợp báo cáo một cách toàn diện những khó khăn, vướng mắc trên để đề xuất với tỉnh, các cơ quan liên quan cùng quan tâm tháo gỡ trong thời gian tới.

 

                                                                             Thuý Hằng

 

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục