Trung tâm học tập cộng đồng xã Bình Chân xây mới khang trang, sạch đẹp.

Trung tâm học tập cộng đồng xã Bình Chân xây mới khang trang, sạch đẹp.

(HBĐT) - Bình Chân (Lạc Sơn) là xã có tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 90%, dân tộc Mường chiếm 95%. Thu nhập của bà con chủ yếu là trồng trọt và phát triển chăn nuôi, dịch vụ, vì vậy, để bổ sung, nâng cao kiến thức cho người dân trong xã về sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình, Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) xã đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu học tập của người dân theo phương châm “cần gì, học đấy”.

 

Đến với trung tâm, nhìn các nhóm người tấp nập ra vào hội trường sinh hoạt các lớp tập huấn, phòng đọc thư viện trang bị đầy đủ sách, báo, ban giám đốc và cán bộ thường trực đều có phòng làm việc riêng..., chúng tôi mới thấy xã Bình Chân đã quan tâm, chăm lo đến việc cung cấp, bổ sung kiến thức đến mọi người dân. Không chỉ các em học sinh, người trẻ cần học, ở đây, mọi người có thể học theo nhu cầu của chính mình. Người dân có nhu cầu học tập kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt... đều được các cán bộ trung tâm tạo điều kiện đáp ứng cho bà con. Được đầu tư xây mới từ năm 2009, Trung tâm học tập cộng đồng xã Bình Chân là một trong 6 mô hình điểm (Xuất Hóa, Tân Mỹ, Định Cư, Quý Hòa, Văn Sơn) được huyện Lạc Sơn chọn để nâng cấp đưa vào phục vụ. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Trung tâm đã đi vào hoạt động hiệu quả, là nơi học tập hữu ích đối với mọi người dân. Nhiều lớp học với các chuyên đề về KH -KT phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, pháp luật, sức khỏe, môi trường đã tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận KH -KT để áp dụng vào lao động - sản xuất, kinh doanh, buôn bán... Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Ngô Công Đoàn - cán bộ thường trực TTHTCĐ xã Bình Chân cho biết: “Bà con nông dân trong xã phần lớn là làm nông nghiệp, điều kiện tiếp cận với kiến thức KH -KT còn hạn chế, sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu khoa học. Vì vậy, với phương châm “cần gì, học đấy”, Trung tâm phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể mở nhiều lớp học tập về chăn nuôi, trồng trọt, tư vấn pháp luật, nông nghiệp, khuyến nông với các chuyên đề cụ thể như: nuôi lợn nái, nuôi trâu, bò sinh sản. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã mở được 38 lớp học trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, pháp luật, môi trường, sức khỏe thu hút được trên 5.000 lượt người tham gia. Thư viện rộng 30 m2, có 80 đầu sách, bộ tài liệu học tập với nội dung, chương trình phù hợp. Đặc biệt, trung tâm đã phối hợp với các ban, ngành sưu tầm được 6 bộ tài liệu về kỹ thuật trồng ngô vụ đông; kỹ thuật nuôi lợn rừng lai; nuôi cá nước ngọt... Biên soạn, chỉnh sửa được 3 bộ tài liệu về kỹ thuật nuôi vịt đẻ trứng; gà thả vườn. Ngoài ra, trong các buổi họp xóm, cán bộ Trung tâm đều lồng ghép mục giới thiệu các sách, tạp chí hữu ích đến bà con trong xóm.

 

Đồng chí Bùi Văn Ten - Chi hội trưởng Hội Khuyến học xã Bình Chân cho biết: “Trung tâm học tập cộng đồng của xã đã đáp ứng tốt nhu cầu học tập của người dân, với điều kiện bà con làm nông nghiệp giờ giấc không đồng nhất, Trung tâm đã mở các lớp linh hoạt theo các buổi chiều, tối hoặc theo mùa vụ tạo điều kiện mọi người được tham gia đầy đủ”. Với nhiều lớp học được tổ chức đến với người dân, Trung tâm đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

 

 

 

 

                                                                        Nguyễn Tuyết

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục