Thầy và trò trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình trao đổi nghiệp vụ giảng dạy và học tập. Ảnh: Minh Tuấn

Thầy và trò trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình trao đổi nghiệp vụ giảng dạy và học tập. Ảnh: Minh Tuấn

(HBĐT) - Năm 1991, tỉnh ta được tái lập cũng là lúc ngành GD&ĐT đứng trước một thực tế đội ngũ giáo viên các ngành học phổ thông thiếu trầm trọng. Hầu hết đội ngũ GV lúc bấy giờ có trình độ 4 +, 7 +, 10 + 3 (90% GV MN ở trình độ sơ học; 98% GVTH ở trình độ sơ học và THHC; 90% GV THCS ở trình độ 7 + 3 và 10 + 3) trong khi đòi hỏi của thực tế phải chuẩn hóa đội ngũ để đáp ứng với yêu cầu mới của chương trình giáo dục phổ thông.

 

Xuất phát từ nhu cầu thực tế đòi hỏi phải có một trường CĐSP đào tạo các loại hình GV chuẩn về trình độ là một nhu cầu bức thiết khách quan, ngày 13/2/1992, Bộ GD&ĐT cho phép trường THSP Hòa Bình mở các lớp liên kết đào tạo trình độ CĐSP với trường CĐSP Hà Tây. Sau 3 năm (từ 1992 - 1995), 16 lớp ở các ngành học: Văn - sử - GDCD; toán - lý - KTCN; tiếng Anh, hóa - địa đã ra trường với 652 sinh viên tốt nghiệp. Có thể nói đây là kết quả sự  nỗ lực của tập thể thầy và trò nhà trường, là tiền đề rất quan trọng để nâng cấp trường thành trường CĐSP.

 

Nhớ lại những ngày đó, khi liên kết với trường CĐSP Hà Tây, nhà trường không 1 quyển giáo trình, cơ sở vật chất thí nghiệm cho hệ CĐ không có gì, đội ngũ GV tham gia giảng dạy chỉ một số ít thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy CĐ ở một số trường khác, khó khăn chồng chất khó khăn. Các thầy, cô giáo đã phải tìm đến Thư viện tổng hợp tỉnh tìm lại từng quyển giáo trình, tài liệu tham khảo, đi đến từng gia đình, tìm đến các trường ĐH, cửa hàng sách vỉa hè ở Hà Nội vừa xin, vừa mua lại từng quyển sách, giáo trình góp nhặt xây dựng, đóng bìa. 3 năm cứ như vậy đã xây dựng được thư viên đủ sách cho 500 sinh viên học tập. Nhà trường đã xây dựng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm thực hành, phòng học, giảng đường.

 

20 năm xây dựng và phát triển, với sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường, sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành giáo dục, nhà trường đã từng bước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên. Từ chỗ chỉ có 18 phòng học kiên cố, 12 phòng học cấp 4 cũ nát, đến nay, nhà trường đã có một cơ sở khang trang bề thế với hơn 40 phòng học kiên cố, các phòng thí nghiệm thực hành hóa, sinh, tin, phòng bộ môn hiện đại. Những ai đã ở trong thời kỳ trước 1995 mới thấy được sự cố gắng không mệt mỏi, sự quyết tâm và đặc biệt là tấm lòng của các thế hệ thầy, cô giáo trong xây dựng và phát triển nhà trường. Về đội ngũ, đến nay, nhà trường đã có 2 tiến sĩ, 68 thạc sĩ, 2 GV đang nghiên cứu sinh, 7 GV học thạc sĩ.

 

Những năm đầu khi nâng cấp trường quy mô đào tạo nhà trường tăng nhanh, các loại hình đào tạo chính quy, tại chức, trung cấp, cao đẳng, bồi dưỡng chuẩn hóa được mở rộng. Hàng năm, nhà trường có khoảng 3.000 HS-SV, 100% là sư phạm bao gồm MN, TH, THCS. Những năm 1998 - 2000, đội ngũ GV trên địa bàn tỉnh đã ổn định, nhà trường đã chuyển hướng mở thêm một số ngành mới ngoài sư phạm: TC thư viện - TB trường học; TC Hành chính - văn thư; Việt Nam học; thư viện thông tin; quản trị văn phòng; công tác xã hội; tiếng Anh du lịch và thương mại; tin học ứng dụng ... thu hút một lượng lớn HS-SV theo học. Đến nay, tổng số HS-SV chính quy của trường 1.400; sinh viên tại chức gần 400; liên kết đào tạo hàng năm trung bình từ 600 - 900 học viên, nâng tổng số học viên, HS-SV năm 2015 - 2016 với 2.237 (54 lớp) nhà trường đã mở 16 ngành đào tạo chính quy.

 

Từ năm 1995 đến nay, nhà trường đã đào tạo 5.500 sinh viên CĐSP,  5.960 học sinh TH SPMN + tiểu học; 1.298 HS-SV các ngành ngoài sư phạm; 10.569 học viên hệ tại chức, liên thông lên trình độ CĐ. 15 khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý với 1.900 học viên. Đội ngũ GV nhà trường ngày một được nâng cao trình độ; tuyển sinh đầu vào chất lượng ngày càng cao; chất lượng đào nhà trường được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, các ngành ngoài sư phạm cần được củng cố và thay đổi phương thức đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ. Với những thành tích đó, nhà trường đã được Đảng, chính quyền các cấp tặng nhiều bằng khen, năm 1996 Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba, năm 2006 Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì. Nhiều cán bộ, giảng viên đã nhận được các phần thưởng cao quý; đặc biệt, đồng chí Vũ Thị Lý, nguyên Hiệu trưởng nhà trường vừa qua đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú. Ngoài Huân chương cao quý của Nhà nước, nhà trường nhận nhiều bằng khen, giấy khen của bộ, ngành, tỉnh. Năm 2015, nhà trường được nhận cờ thi đua của UBND tỉnh” - đơn vị tiên tiến xuất sắc, lá cờ đầu khối các trường chuyên nghiệp”.

 

     

Nhằm giúp sinh viên nắm vững kiến thức, trường CĐSP Hòa Bình đã xây dựng và đưa vào sử dụng trung tâm thực hành. Ảnh: Lớp học thực hành khoa mầm non.nh: Minh Tuấn 

 

Kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, trước yêu cầu đổi mới toàn diện ngành giáo dục, là chiếc nôi đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành, nhà trường xác định trong những năm tới sẽ tiếp tục xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, đủ năng lực để gánh vác nhiệm vụ thực tiễn đòi hỏi.  Đổi mới mạnh mẽ về quản lý, giảng dạy, về học tập, ngành nghề đào tạo để đáp ứng với nhu cầu xã hội. Xây dựng cơ sở vật chất, thí nghiệm thực hành, tiếp cận với những đổi mới hiện đại về phương tiện dạy học, chương trình đào tạo, linh hoạt phương thức đào tạo, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và việc làm. Tạo môi trường lành mạnh, trong sáng, đoàn kết, nhất trí, đảm bảo được đời sống cho CB, GV, tập hợp được quần chúng, đây là điều kiện rất quan trọng để phát triển nhà trường.

 

 

 

 

                                                   Nhà giáo  Lê Quốc Thái

                                      (Hiệu trưởng trường CĐSP Hòa Bình)

 

 

 

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục