Một buổi học nhóm của học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Yên Lập.

Một buổi học nhóm của học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Yên Lập.

(HBĐT) - Sau 8 tháng tham gia lớp học đa thông minh (từ tháng 4/2015 đến tháng 10/2015). 40 học sinh lớp 3, lớp 4 của trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Yên Lập, xã Yên Lập (Cao Phong) đã tự tin hơn trong thuyết trình, giao tiếp với giáo viên, hăng say học tập. Đồng thời, các em đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm, tự tin hơn vào bản thân.

 

Lớp học đa thông minh thuộc dự án iTech- phát triển trí thông minh đa dạng cho trẻ em, là sáng kiến nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh vùng sâu, vùng xa ở Việt Nam và Philippines, thông qua mô hình lớp học phát triển đa trí thông minh và hệ thống quản lý thông tin học tập. Ở Việt Nam, dự án được tổ chức tình nguyện Giấc mơ Việt Nam triển khai tại trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Yên Lập, xã Yên Lập (Cao Phong). Tham gia lớp học đa thông minh, học sinh được tìm hiểu về các chủ đề khác nhau thuộc lĩnh vựa khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Thông qua các hoạt động gắn với các loại trí thông minh khác nhau như: hoạt động nhóm, thuyết trình, làm thí nghiệm, làm đồ thủ công, đố vui, đóng kịch và chia sẻ cảm xúc. Qua đó, giúp các em học sinh khám phá bản thân mình và những người xung quanh, giúp các em tự tin hơn ở bản thân, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, phát huy tính sáng tạo và lòng say mê học tập. Theo thống kê, sau 8 tháng tham gia lớp học đa thông minh, số học sinh không tự tin khi thuyết trình trước lớp giảm từ 44% xuống 32%, số học sinh không tự tin khi làm trưởng nhóm giảm gần một nửa xuống 20%. Ở thời điểm đầu kỳ dự án, có 48% học sinh của lớp học không cảm thấy tự tin với môn ngoại ngữ, đến cuối dự án, con số này giảm xuống chỉ còn 24%. Em Bùi Thị Hoài (lớp 4B) chia sẻ: “em thích học lớp đa thông minh vì có các cô lên chơi cùng. Lớp rất vui. Con thích có nhiều lớp như thế này”.  Bên cạnh đó, gần 80% các bậc phụ huynh cho rằng con của mình có sự thay đổi rõ rệt sau khi tham gia lớp học đa thông minh. Ông Bùi Văn Lực, phụ huynh học sinh Bùi Việt Hùng (lớp 4A) chia sẻ: “Sau khi tham gia lớp học đa thông minh, cháu đã thay đổi rất nhiều. Các cháu biết chủ động học bài ở nhà, quan tâm đến mọi người và biết chia sẻ với bạn bè hơn”.

 

Anh Nguyễn Hoàng Việt, sáng lập tổ chức tình nguyện Giấc mơ Việt Nam, Quản lý dự án iTech tại Việt Nam cho biết: “Sau 8 tháng  triển khai với sự tham gia của gần 30 tình nguyện viên, mô hình lớp học ngoại khóa sử dụng phương pháp giáo dục đa thông minh đã cho thấy nhiều tác động tích cực đến các em học sinh trường Yên Lập. Dự án đã giúp các em tự tin hơn, phát triển năng lực của bản thân, hòa nhập hơn với gia đình, bạn bè và thầy cô. Trong tương lai gần, nhóm dự án tiếp tục xây dựng những tài liệu hướng dẫn về mô hình hoạt động ngoại khóa ứng dụng học thuyết đa thông minh để phổ biến tới nhiều trường học trên cả nước”.

                             

 

                              

 

                                                       Nguyễn Tuyết (CTV)

 

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục