Chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra kỳ thi THPT quốc gia 2016. Trước thềm kỳ thi, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT PHÙNG XUÂN NHẠ (ảnh) về một số vấn đề liên quan tới kỳ thi này.

Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, dù Bộ GD-ĐT đã quyết định nhưng vẫn còn ý kiến băn khoăn về 2 loại cụm thi. Ý kiến của Bộ trưởng ra sao?

 

 Bộ trưởng Bộ GD-ĐT PHÙNG XUÂN NHẠ: Vì có nhận thức đó nên để đảm bảo công bằng trong coi thi, xử lý các tình huống trong đề thi và chấm thi, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các trường ĐH, địa phương phải có sự tăng cường chỉ đạo ở các cụm thi do sở GD-ĐT tổ chức. Đặc biệt, ở những vùng hết sức khó khăn như miền Trung, Tây Nguyên thì bộ đã có kế hoạch tăng cường cán bộ hỗ trợ trong quá trình tổ chức thi. Như vây, sự chỉ đạo là thống nhất trong toàn cụm thi, điểm thi, không có sự phân biệt giữa cụm do Sở GD-ĐT tổ chức và những cụm do các trường ĐH tổ chức. Quan điểm chỉ đạo của bộ là phải khách quan, nghiêm túc như nhau, và đặc biệt chú trọng ở các cụm do sở tổ chức lần đầu. Vì vậy, không có chuyện những cụm do sở tổ chức thì nhẹ tay mà những cụm do trường ĐH tổ chức thì chặt tay. Tất cả đều phải bình đẳng và nghiêm túc.

° Năm nay là năm đầu tiên các địa phương đều có cụm thi chủ trì, thí sinh được giảm đi lại nhưng cán bộ làm công tác thi lại di chuyển nhiều. Làm  thế nào để đảm bảo an toàn, tính khách quan đối với cán bộ coi thi, thưa Bộ trưởng?

° Chúng tôi cũng đã lường những tình huống này, vì vậy công tác di chuyển của cán bộ coi thi đã được quán triệt tăng cường và hỗ trợ từ địa điểm các thầy cô ở các trường ĐH đến các điểm thi. Đặc biệt hơn, các địa phương đã có chỉ thị các sở GT-VT phải hỗ trợ việc đi lại cho thầy cô, thí sinh, đặc biệt nữa là chỉ đạo công an các địa phương có kế hoạch, phương án bảo đảm an toàn cho giám thị trong quá trình tổ chức thi tại địa phương. 

Bên cạnh đó, trong quá trình vận chuyển mang bài thi về cơ sở chấm cũng có sự bảo đảm an toàn với sự tham gia của lực lượng bảo vệ an ninh văn hóa tư tưởng PA25 các địa phương. Về kinh phí chấm thi, năm nay có một kinh nghiệm được phổ biến rất rõ, đó là trách nhiệm về kinh phí của hội đồng coi thi và địa phương để hỗ trợ cán bộ chấm thi. Điều này nhằm tránh tình trạng trách nhiệm không rõ ràng dẫn đến giám thị không được hài lòng trong quá trình điều động chấm thi. 

Như vậy, công tác đảm bảo an toàn, quyền lợi cho các giám thị coi thi và chấm thi được chỉ đạo rất chặt chẽ. Trong quá trình chấm thi cũng phải có trách nhiệm kiểm tra chéo, tránh tình trạng tự trong nội bộ nhẹ tay, tránh tình trạng  “trường tôi, trường anh”… Để đảm bảo chấm thi một cách chính xác, khách quan, barem chấm số điểm hết sức rõ ràng (đến 0,25); cùng với đó là đưa phần mềm vào, bảo đảm minh bạch để tất cả giáo viên đều hiểu như nhau và chấm thang điểm tương đương nhau. Điều này sẽ khắc phục tình trạng tùy giáo viên có thể chấm cận thấp cận trên khác nhau, nhất là ở những môn khoa học xã hội. Tôi cho rằng, đó là giải pháp nhằm đảm bảo chính xác, công bằng cho thí sinh, không phân biệt các thí sinh để xét tuyển hay thí sinh chỉ xét tốt nghiệp.

° Thưa Bộ trưởng, đề thi phải bảo đảm 2 mục đích, vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa để xét tuyển ĐH-CĐ. Như vậy, đề thi có phân biệt phần nào để xét tốt nghiệp, phần nào để xét tuyển?

° Đề thi có sự phân hóa, từ cơ bản đến khó, đến rất khó. Viêc xét tuyển hoặc xét tốt nghiệp thì phụ thuộc vào bảng điểm. Ví dụ, quy định thang điểm 10, thì đạt 5 điểm là đỗ tốt nghiệp, còn trên 5 điểm thì tùy theo từng trường để xét tuyển. Về nguyên tắc, đề thi năm nay có sự phân hóa rất rõ và đảm bảo được những học sinh chỉ học những kiến thức cơ bản, rất cơ bản là sẽ đỗ tốt nghiệp. Còn những thí sinh muốn xét tuyển ĐH-CĐ thì phụ thuộc từng trường khác nhau, nhưng bảo đảm hạn chế trường hợp có những thí sinh điểm rất cao nhưng không đậu.

° Đối với những thí sinh vùng cao, vùng sâu vùng xa và ở những vùng được coi là điểm nóng của những năm trước, Bộ GD-ĐT tăng cuờng giám sát như thế nào?

° Bộ đã điều động các đồng chí thứ trưởng trực tiếp đi các vùng sâu vùng xa với mục tiêu không chỉ kiểm tra công tác chuẩn bị thi mà còn để hỗ trợ các địa phương, xem xét mức độ khó khăn để đề xuất trung ương hỗ trợ. Đặc biệt là phải kiểm tra rõ những điều kiện thi như thế nào. Sau khi kiểm tra, các đồng chí đã báo cáo rất cụ thể. Năm nay tỉnh nào cũng có cụm thi nhưng những điểm xét tốt nghiệp do Sở GD-ĐT phụ trách đều tổ chức ở các huyện nên điều kiện cơ sở vật chất rất tốt. Về cơ bản là tất cả các cụm thi đều đủ điều kiện. 

Còn ở các cụm thi ĐH thì tổ chức ở các thành phố. Năm nay có một thuận lợi là thí sinh ít phải di chuyển. Thí sinh ở tỉnh nào thi ở tỉnh đấy. Đó là một thuận lợi lớn, hạn chế di chuyển, tránh tốn kém cho gia đình thí sinh và xã hội. 

° Năm nay số cụm thi tăng lên, dư luận lo ngại không đủ giáo viên chấm thi cũng như trình độ giáo viên chấm thi sẽ không đồng đều. Điều này rất dễ dẫn tới chuyện chấm lỏng chấm chặt, thưa Bộ trưởng?

° Trong các cụm thi và các địa bàn thi đã tăng cường giáo viên chứ không khoán trắng cho địa phương và các trường. Thậm chí có từng địa phương chúng tôi đã phải tính tới việc chấm chéo, do vậy sẽ khắc phục được tình trạng chấm chặt chấm lỏng hay tính địa phương. Tất cả điều đó bộ đều đã tính toán. Tuy vất vả cho giáo viên ở các cụm một chút nhưng đảm bảo tính khách quan. 

° Chỉ còn vài ngày nữa đến kỳ thi, Bộ trưởng có chia sẻ gì với thí sinh?

° Bao giờ trước khi thi cũng hồi hộp. Nhưng các thí sinh cứ bình tĩnh. Những thí sinh nắm chắc kiến thức cơ bản đều đỗ tốt nghiệp cả. Kỳ thi này không phải chỉ là vấn đề đỗ hay trượt, mà đây là một dịp để đo kiến thức từ thấp đến cao. Minh chứng là có nhiều thí sinh điểm cao nhưng không vào ĐH mà vào các trường cao đẳng hay học nghề. Năm nay, số thí sinh có nhu cầu vào ĐH- CĐ giảm nhiều so với năm ngoái, trong khi chỉ tiêu các trường ĐH vẫn còn cao. Bởi vậy, các thí sinh không phải quá lo lắng về việc đỗ hay trượt. Các em hãy cứ thi tự tin, bình tĩnh nhưng phải hết sức nghiêm túc. Thí sinh mà cứ nghĩ đến các chiêu trò thì thường xác suất rủi ro là trượt hoặc là bị hình phạt.

° Bộ trưởng đặt kỳ vọng gì ở kỳ thi này?

° Việc tổ chức kỳ thi này là trách nhiệm, là công việc, chúng tôi không đặt vấn đề kỳ vọng. Đó là trách nhiệm, yêu cầu phải đảm bảo được đúng quy chế của kỳ thi: an toàn, nghiêm túc, công bằng với sự chuẩn bị của các cấp ngành, hội đồng thi, các thầy cô giáo. Theo báo cáo hiện nay cùng với tình hình thực tế tại các địa phương mà tôi đi kiểm tra thì mọi người rất tự tin. Bản thân các thí sinh tôi có dịp gặp cũng rất tự tin. Chúng ta phải coi kỳ thi này nó nhẹ nhàng thôi. Tôi nghĩ là mọi việc sẽ tốt đẹp. 

 

 

 

 Ngày 30-6, các thí sinh sẽ tập trung đến địa điểm thi làm thủ tục dự thi, nhận thẻ dự thi và chỉnh sửa sai sót. Từ ngày 1 đến 4-7 là thời gian diễn ra 8 môn thi THPT quốc gia. Trong đó, môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 180 phút. Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học thi trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút. Môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm. Riêng đề thi Ngữ văn có 2 phần đọc hiểu và làm văn.

 

 

                                                                           Theo SGGP

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục