(HBĐT) - Theo Sở LĐ -TB&XH, tình hình tai nạn thương tích (TNTT) nói chung và TNTT trẻ em nói riêng trên địa bàn tỉnh diễn ra hết sức phức tạp, trong đó TNTT gây chết người và tàn tật trẻ em nhiều nhất là đuối nước và xâm hại. Tỷ lệ mắc và tử vong do TNTT tại nhà chiếm tỷ lệ cao nhất (54,4%), TNTT tại cộng đồng là 40% và TNTT tại trường học là 5,6%. Trong đó, nam giới có tỷ lệ mắc TNTT cao hơn nữ giới, tuy nhiên trẻ em nữ có nguy cơ tử vong do đuối nước cao hơn trẻ em nam gấp 2, 5 lần.

 

  Tại diễn đàn trẻ em năm 2016, các em học sinh chia nhóm thảo luận các vấn đề về phòng, chống TNTT và xây dựng sản phẩm truyền thông.

Nhằm thúc đẩy thực hiện quyền của trẻ em, đồng thời nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, cộng đồng, gia đình và bản thân các em, Sở LĐ -TB&XH vừa tổ chức Diễn đàn trẻ em năm 2016 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em”. Diễn đàn đã tạo cơ hội cho các em thảo luận những vấn đề về thực hiện quyền của trẻ em theo các chủ đề: Phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em trong gia đình; phòng, chống TNTT trẻ em trong nhà trường; phòng, chống TNTT trẻ em trong cộng đồng; phòng, chống xâm hại và bạo lực trẻ em; an toàn thực phẩm cho trẻ; bảo vệ trẻ trên mạng Internet. Từ đó, các em cùng thảo luận, xây dựng sản phẩm truyền thông và đưa ra thông điệp để gửi đến các bác lãnh đạo, đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh. Không chỉ vậy, các em còn được tham gia nhiều hoạt động bổ ích, được trang bị kiến thức về quyền trẻ em, phòng, chống TNTT, các nguy cơ xâm hại trẻ em…, từ đó giúp các em hiểu rõ hơn quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. 

Tại diễn đàn, các em đặt câu hỏi và đưa ra những thông điệp để thể hiện tiếng nói của mình, đối thoại trực tiếp với lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể về những vấn đề liên quan đến trẻ em, như: Bạo lực gia đình, giải pháp ngăn chặn việc ngược đãi, bạo hành trẻ em; sân chơi cho trẻ em; ngộ độc thực phẩm; chăm lo những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; các kỹ năng phòng, chống đuối nước, phòng chống TNTT, vấn đề về an toàn giao thông… Từ đó góp phần bồi dưỡng, trang bị cho trẻ em các kỹ năng thực hành xã hội, nâng cao nhận thức về trách nhiệm đối với bản thân và vai trò, trách nhiệm đối với gia đình, xã hội, tạo sự chuyển biến về nhận thức, hành động của các cấp, các ngành, toàn xã hội về việc thực hiện quyền trẻ em, hướng tới xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, bình đẳng và lành mạnh cho trẻ em.

 

Nguyễn Ngọc Phi Long, học sinh lớp 6 A1, trường THCS Sông Đà (TP Hòa Bình) cho biết: TNTT trẻ em, đặc biệt là đuối nước vẫn còn xảy ra, nhất là trong các dịp hè. Cháu mong các cô, chú lãnh đạo quan tâm mở thêm nhiều lớp dạy bơi để chúng cháu được trang bị kỹ năng phòng, chống đuối nước.

 

Cùng chung suy nghĩ với Long, nhiều bạn nhỏ đều có những ý kiến thiết thực đề nghị các cơ quan, đoàn thể, địa phương có biện pháp ngăn chặn TNTT, đồng thời mong muốn đưa môn bơi lội vào môn học chính khóa trong nhà trường.

 

Đồng chí Nguyễn Thanh Thuỷ, Phó Giám đốc Sở LĐ -TB&XH cho biết: Diễn đàn trẻ em là dịp để các em thực hiện quyền tham gia, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề trẻ em quan tâm, cùng giao lưu, học hỏi và rèn kỹ năng sống. Đồng thời đưa ra những ý tưởng, mong muốn, nguyện vọng, ước mơ của mình để các bác, cô, chú đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các địa phương hiểu được tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề mà các em quan tâm, để gia đình cùng các cấp, ngành có trách nhiệm xây dựng môi trường an toàn, thân thiện và lành mạnh. Qua đó, giúp các sở, ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan chuyên môn tham dự diễn đàn nghiên cứu, giải đáp những vấn đề mà các em thắc mắc; ghi nhận những tâm tư, nguyện vọng của các em để có những hành động, chương trình cụ thể, thiết thực hơn nữa nhằm chăm sóc, bảo vệ trẻ em một cách hiệu quả nhất và giúp các em được sống trong môi trường lành mạnh, phát triển toàn diện.

 

                                                                               Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục