Từ cuối năm 2023, dịch bệnh COVID-19 được Bộ Y tế loại ra khỏi nhóm A (nhóm đặc biệt nguy hiểm), xếp vào nhóm B (dịch bệnh nguy hiểm) theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, nên mức độ quản lý và ứng xử với các ca bệnh theo cách nhẹ nhàng hơn.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Ảnh tư liệu - minh họa: Minh Quyết/TTXVN
Năm 2024, qua thống kê từ việc xét nghiệm tự nguyện, chủ động và các cơ sở y tế, toàn tỉnh Quảng Ninh phát hiện 322 ca mắc COVID-19. Trong 5 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh phát hiện được 26 ca tập trung ở các huyện, thành phố Hạ Long (14 ca), Móng Cái (6 ca), Cẩm Phả (3 ca), Đông Triều (1 ca), Vân Đồn (1 ca) và Uông Bí (1 ca).
Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Sở Y tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Minh Tuấn: Các ca mắc COVID-19 đều ở thể nhẹ, được phát hiện trong quá trình sàng lọc từ các cơ sở y tế. Các bệnh nhân mắc COVID-19 thuộc chủng micron (chủng lưu hành đợt cuối của đợt đại dịch), nhóm XPV 1.1.16 thuộc thể rất nhẹ, có thể lây nhiễm nhưng không diễn biến nặng. Do vậy, người dân không chủ quan, nhưng cũng không nên quá hoang mang khi xuất hiện ca mắc COVID-19.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản gửi tới các địa phương, đơn vị y tế về đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ngành Y tế khuyến cáo người dân nên giữ thói quen đeo khẩu trang ở nơi công cộng, thường xuyên xúc rửa họng bằng nước muối, rửa tay bằng xà phòng... Việc làm này không chỉ giúp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 mà còn giúp phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như tay - chân - miệng, sởi và đặc biệt là các bệnh cúm.
Hiện nay, các cơ sở y tế đã bố trí nhiều phòng khám riêng để phân luồng khi phát hiện các ca nghi ngờ; tổ chức cách ly (nếu có trường hợp bị nhiễm) tại cơ sở y tế của mình. Các bệnh viện đều có khu cách ly, điều trị các bệnh lây nhiễm (trước đây gọi là khoa lây). Tuy nhiên, quan trọng nhất cần phân luồng ngay từ phòng khám để kịp thời phát hiện và đưa các trường hợp bị mắc COVID-19 vào khu vực cách ly điều trị riêng. Sau khi bệnh nhân về khu vực riêng cần khám kỹ, phân loại, đánh giá từng trường hợp cụ thể xem có tác động, ảnh hưởng tới cộng đồng hay không, từ đó có phương án xử lý phù hợp, tránh trường hợp để lây lan bệnh dịch tại cơ sở y tế cũng như cộng đồng.
Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Minh Tuấn khẳng định, tỉnh Quảng Ninh sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh COVID-19 với tinh thần không chủ quan, song cũng không hoang mang.
Trước tình hình một số nước trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị giám đốc các bệnh viện khẩn trương triển khai một số giải pháp như rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 của tỉnh, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo dự báo tình hình bệnh dịch, không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ.
Các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, khu vực cách ly, thiết bị y tế, vật tư y tế để tổ chức thu dung, cách ly, chẩn đoán, điều trị và thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; tăng cường phòng lây nhiễm, đặc biệt là lây nhiễm qua đường hô hấp để hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong cơ sở khám, chữa bệnh; có giải pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao…
Theo TTXVN
Chiều 19/5, Bộ Y tế cho biết, hiện nay trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan… Tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố và không có ca tử vong.
Chiều 19/5, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh phối hợp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh tỉnh tổ chức chương trình bàn giao tài trợ giải pháp thanh toán viện phí bằng tài khoản và thiết bị hiển thị QR.
Bộ Y tế đang tiến hành kiểm tra, rà soát các sản phẩm trong vụ công an Hà Nội triệt phá 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả.
Sau khi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) năm 2012 có hiệu lực (từ ngày 1/5/2013), Bộ Y tế có Chỉ thị số 05/CT-BYT, ngày 28/5/2013 về việc tăng cường thực thi quy định của Luật PCTHCTL trong ngành Y tế. Ngành Y tế tỉnh Hòa Bình đã tập trung xây dựng và đưa Quy định xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá vào thực hiện. Qua quá trình triển khai, các Trung tâm Y tế (TTYT) trong toàn tỉnh đã xóa bỏ dần tình trạng hút thuốc lá trong đơn vị, được tập thể cán bộ, nhân viên trung tâm và người bệnh, người nhà người bệnh đồng tình, ủng hộ.
Hội Đông y tỉnh Hòa Bình là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp đặc thù, thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh. Hội có chức năng tập hợp, quản lý Hội viên, kế thừa, phát huy, phát triển nền đông y trên địa bàn tỉnh phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Toàn tỉnh có Tỉnh Hội và 10 Hội Đông y huyện, thành phố; 06 Chi hội Đông y trực thuộc Tỉnh Hội; 163 Hội Đông y xã, phường, thị trấn. Tổng số Hội viên hơn 2 ngàn người. Đến nay, tỉnh Hoà Bình đã hoàn thiện hệ thống khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền từ tuyến tỉnh đến cơ sở: Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, Khoa YHCT trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh và 10 Trung tâm Y tế huyện, thành phố; Trên 60% trạm y tế xã, phường, thị trấn đã triển khai khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền.
Trong cuộc sống hiện đại, thuốc lá vẫn đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong sớm. Cứ 6 giây có 1 người chết vì thuốc lá. Tuy nhiên, điều đáng mừng là ngày càng nhiều người nhận thức rõ hơn về tác hại của thuốc và chủ động từ bỏ thói quen này, mang lại những thay đổi tích cực cho bản thân và cộng đồng.