(HBĐT) - Nhiều năm trở lại đây, tình trạng xuống cấp của trạm y tế xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) trở thành mối lo chung của cán bộ, y, bác sĩ cũng như người dân nơi đây. Do được xây dựng đã lâu nên cơ sở vật chất của trạm cũ hỏng, không đảm bảo công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

 

Cùng cán bộ xã Ngọc Lâu, chúng tôi đến trạm cách UBND xã gần 1 km. Khuôn viên của trạm là nền đất mọc đầy cỏ dại được điểm thêm vài cột tre để người dân mắc nhờ dây điện qua trạm kéo về nhà. Dẫn chúng tôi đến dãy nhà sập sệ, bỏ hoang từ lâu, bác sỹ Bùi Văn Quầy, Trạm trưởng trạm y tế xã Ngọc Lâu   cho biết: “Dãy nhà làm việc này được xây dựng từ năm 1992. Năm 2014 do xuống cấp nghiêm trọng nên gần như toàn bộ mái nhà sập xuống trong một đêm mưa bão. Rất may là không có người ở trong nhà lúc đó. Hiện, trạm chỉ còn một dãy nhà để sử dụng  được xây dựng từ năm 2006 nhưng cũng có dấu hiệu xuống cấp”.

 

 

Dãy nhà làm việc của trạm y tế xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) được xây dựng từ năm 1992, đến năm 2014 bị sập gần như toàn bộ phần mái. Hiện trạm chỉ còn một dãy nhà để sử dụng được xây dựng từ năm 2006 gây nhiều khó khăn cho công tác khám, chữa bệnh.

 

Theo quan sát của chúng tôi, căn nhà bếp được xây dựng cùng năm với căn nhà bị sập cũng đã bỏ hoang vì không thể  sử dụng được. Ngoài ra, dãy nhà mà trạm đang sử dụng có nhiều chỗ bị dột, thấm nước lúc trời mưa nên trạm không sử dụng được bóng đèn tuýp dài như trước mà phải sử dụng bóng đèn com-pắc. Tuy nhiên, dây bóng thường xuyên bị thấm nước, ẩm ướt dẫn đến tình trạng cháy bóng xảy ra liên tục.

 

Vì chỉ có một dãy nhà với 5 phòng làm việc nên tình trạng ghép phòng là không thể tránh khỏi. Hiện, trạm có 2 phòng ghép 3 và 2 phòng ghép 2. Chỉ duy nhất phòng bệnh là dùng riêng, tuy nhiên vẫn còn thiếu 2 giường mới đáp ứng nhu cầu người bệnh. Việc ghép phòng đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chuyên môn, đặc biệt là chất lượng tư vấn KHHGĐ cho người dân. Bên cạnh đó, trạm chưa được trang bị quầy thuốc và đặc biệt là bàn thủ thuật (tức bàn tiểu phẫu) gây nhiều hạn chế khi khám - chữa bệnh cho bệnh nhân. Tủ đựng tài liệu cũng đã cũ hỏng, mối mọt ảnh hưởng đến việc bảo quản sổ, sách của trạm. Trung bình trạm tiếp nhận 300 lượt bệnh nhân/tháng, lúc cao điểm (từ tháng 4 - tháng 8) lên tới 400 - 500 lượt bệnh nhân/tháng, chủ yếu là người già và trẻ em. Bệnh nhân đông mà phòng bệnh thiếu giường dẫn đến tình trạng nằm ghép giường khiến người bệnh lo lắng. Chị Bùi Thị Bền, xóm Khộp, xã Ngọc Lâu chia sẻ: “Mỗi lần đến khám, chữa bệnh cho tôi hoặc người nhà, nếu phải nằm lại để chữa trị, chúng tôi thường xuyên phải nằm ghép vào những dịp cao điểm. Điều này đôi khi gây ức chế cho những người bệnh. Vì vậy, mong muốn chính quyền cấp trên tăng thêm số giường bệnh và trang thiết bị y tế cho trạm để bà con trong xã yên tâm mỗi khi phải đến đây”.

 

Trước những khó khăn đó, bác sỹ Bùi Văn Quầy, Trạm trưởng trạm y tế xã Ngọc Lâu gửi gắm: “Chúng tôi và lãnh đạo xã đã có nhiều kiến nghị, đề xuất cải thiện cơ sở vật chất của trạm đến cấp trên nhưng đến nay, tình trạng này vẫn chưa được cải thiện. Chúng tôi mong muốn các cơ quan hữu quan nhanh chóng có những động thái tích cực để khắc phục tình trạng này, tạo sự yên tâm cho người dân mỗi khi đến khám, chữa bệnh tại trạm”.

 

 

                                                                                     Thanh Sơn

 

 

Các tin khác


Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích, tình nguyện vì sức khỏe nhân dân

Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hiện có gần 300 đoàn viên. Với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chi đoàn có điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cấp giấy chứng nhận cho 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tháng 2/2024, thực hiện thẩm định, đánh giá theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, các cơ quan quản lý chuyên ngành tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) nông, lâm, thủy sản. Qua đó đánh giá 13 cơ sở xếp loại B.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục