(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, năm 2016 có 22 ca nhập viện. Từ đầu năm đến nay có 6 ca nhập viện vì ngộ độc rượu. Ngoài ra còn có hàng chục ca nhập viện vì ngộ độc rượu rồi gây tai nạn giao thông bị chấn thương sọ não, có ca tử vong.

 

Thời gian gần đây, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thường xuyên tiếp nhận những ca bệnh từ tuyến dưới hoặc nhập viện trực tiếp bị tai nạn do rượu. Gần đây nhất là anh Nguyễn Tất Đạt, 28 tuổi ở xóm Đầm Rừng, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) bị đa chấn thương, chấn thương sọ não. Nồng độ ethanol đạt 109 mg/dl. Qua cấp cứu, bệnh nhân chuyển Bệnh viện Việt Đức. Ngày 14/4, anh Bùi Thanh Tâm 29 tuổi ở xã Đông Phong, huyện Cao Phong cũng bị đa chấn thương, chấn thương sọ não, gãy đùi trái, chấn thương tay trái. Nồng độ ethanol 101 mg/dl. Bệnh nhân phải chuyển bệnh viện Việt Đức. Ngày 10/4, anh Phạm Quang Trung, 36 tuổi ở xóm Bảm, xã Tây Phong (Cao Phong) bị chấn thương sọ não, hôn mê, nồng độ ethanol 132 mg/ dl. Bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên.

 

Theo bác sĩ Tạ Duy Kiên, Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, lượng người bị ngộ độc vì rượu không nhiều nhưng những người bị ngộ độc rồi chấn thương vào nhập viện thì nhiều. Hầu hết những ca bệnh bị tai nạn do rượu đều trong độ tuổi lao động. Khi xảy ra tai nạn đều bị nặng do sử dụng phương tiện giao thông. Nhiều bệnh nhân có thể rử vong trong khi đưa đến bệnh viện. Bệnh nhân nào qua khỏi cũng để lại thương tích suốt đời, không còn khả năng lao động hoặc lao động hạn chế. Với những người như thế không những khổ bản thân mà còn là gánh nặng cho  đình và xã hội.

 

Cũng theo bác sĩ Tạ Huy Kiên, rượu hay cồn để uống là rượu ethylic, ethanol hoặc ethyalcohol dùng men để chưng cất. Tuy nhiên, có rượu khác độc tính cao hơn là methanol là rượu lậu được sản xuất từ cồn công nghiệp, cồn tẩy sơn, véc ni, lau chùi hoặc cho các mục đích khác không phải để uống. Với những trường hợp uống rượu nhiều  bị ngộ độc thì nồng độ ethanol từ 50 mg/dl trở lên. Nếu nồng độ trên 400 mg/dl rất dễ bị suy hô hấp dẫn tới tử vong.  Hiện trên thị trường có nhiều loại rượu. Phổ biến nhất vẫn là rượu nấu. Do không có nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ nên người tiêu dùng không thể biết được rượu nấu hay rượu từ cồn công nghiệp, cồn tẩy sơn, véc ni…. Do vậy, người tiêu dùng nên uống rượu hợp lý, lựa chọn những cơ sở sản xuất rượu nấu bằng men để uống. Khi tham gia giao thông nên tuyệt đối không uống rượu.

 

                                                                             Việt Lâm

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục