(HBĐT) - Trong những năm qua, xã Yên Lạc (Yên Thủy) đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, cung cấp các dịch vụ CSSKSS-KHHGĐ tới những đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, công tác DS/KHHGĐ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng sinh con thứ 3 diễn ra. Chính vì vậy, năm 2016, xã Yên Lạc đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng sinh con thứ 3 trở lên.

 

Để làm tốt công tác DS/KHHGĐ trước hết phải kể đến sự nỗ lực, nhiệt huyết của những người làm công tác dân số, những người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Chị Bùi Thị Nga, cán bộ chuyên trách dân số xã Yên Lạc cho biết: Trước đây, ở những vùng trình độ dân trí thấp, người dân thiếu hiểu biết là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sinh con thứ 3. Hiện nay, tại những vùng dân trí cao, đời sống nhân dân khá, tình trạng sinh con thứ 3 lại tăng cao. Do có tư tưởng “có nếp có tẻ”, “đông con hơn đông của”. Chính vì vậy, những người làm công tác dân số gặp vô vàn khó khăn. Trước những thử thách đó, chúng tôi luôn làm việc với chữ “tâm”. Không quản ngại trời nắng hay mưa, đội ngũ làm công tác DS/KHHGĐ đến từng nhà gõ cửa, vận động các cặp vợ chồng có ý định sinh con thứ 3 dừng lại ở 2 con.

 

 

Cán bộ chuyên trách dân số xã Yên Lạc (Yên Thủy) đến hộ gia đình tuyên truyền, vận động người dân dừng lại ở 2 con.

 

Trong năm 2016, xã Yên Lạc triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng sinh con thứ 3 như: Đẩy mạnh tuyên truyền qua  loa phát thanh của xóm. Các xóm 1 tháng phát từ 2-3 lần những nội dung liên quan đến sinh con thứ 3; mở các buổi tư vấn nói chuyện trực tiếp với nội dung chủ yếu là cách sử dụng những biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng - chống lây nhiễm HIV... “Mưa dầm thấm lâu”, CTV dân số kiên trì phân tích cho các cặp vợ chồng hiểu được những hệ lụy của sinh nhiều con sẽ kéo theo đói nghèo, thất học, trẻ bị suy dinh dưỡng. Cùng với đó, tích cực triển khai mô hình can thiệp giảm tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; thường xuyên lồng ghép tuyên truyền công tác DS/KHHGĐ vào các buổi họp xóm. Ngoài ra, ngay từ đầu năm, trưởng xóm phải ký cam kết với UBND xã, các gia đình ký cam kết không để xảy ra trường hợp sinh con thứ 3. Nếu các trưởng xóm để xảy ra tình trạng này năm đó sẽ không được bình xét thi đua, khen thưởng.

 

Xã Yên Lạc duy trì thường xuyên CLB tiền hôn nhân tại các xóm. Tổ chức truyền thông cho học sinh về SKSS vị thành niên, thanh niên tại trường THCS xã, từ đó giúp các em nhìn nhận đúng đắn về tình yêu, hôn nhân, gia đình và CSSKSS, hạn chế tình trạng tảo hôn. Ngoài ra, xã duy trì hiệu quả hoạt động của CLB “Phụ nữ không sinh con thứ 3”. Hiện tại, CLB phát triển rất hiệu quả ở 5 xóm gồm: Lạc Vượng, Yên Hòa, Yên Sơn, Rom và ót. Thành viên của CLB “Phụ nữ không sinh con thứ 3” đã không sợ khó khăn đến những hộ có ý định sinh con thứ 3 để thuyết phục, vận động gia đình dừng lại ở 2 con và đã đạt được hiệu quả cao.

 

Bên cạnh đó, để giảm tình trạng sinh con thứ 3, Yên Lạc tích cực tuyên truyền cung cấp dịch vụ CSSKSS hiện đại đến những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Toàn xã có 854 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.

 

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp  ủy Đảng, chính quyền xã Yên Lạc sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ làm công tác DS/KHHGĐ đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng tích cực của đông đảo nhân dân góp phần giảm tình trạng sinh con thứ 3. Năm 2016, trong xã có 68 trẻ sinh ra, trong đó 3 trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên.

 

 

                                                                                          Thu Thủy

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục