(HBĐT) - “Mục tiêu đặt ra đối với trạm y tế xã là toàn bộ khuôn viên trạm, các buồng bệnh, nhà vệ sinh, đường đi đều sạch sẽ; có đầy đủ nước ăn uống, sinh hoạt hợp vệ sinh; có đủ bồn rửa tay, xà phòng, dung dịch rửa tay cho người bệnh, người nhà người bệnh và cán bộ y tế; việc phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải y tế được thực hiện theo quy định.

 

Trạm cũng  quan tâm sắp xếp các phòng bệnh, trang thiết bị, vật dụng sao cho khoa học, gọn gàng, ngăn nắp. Trang phục của cán bộ y tế, người bệnh được cung cấp đầy đủ, sạch sẽ. Đảo bảo môi trường cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và sức khỏe cộng đồng.” Đó là chia sẻ của bác sỹ Nguyễn Ngọc Hải, Trạm trưởng trạm y tế xã Bắc Sơn, huyện Kim Bôi về việc xây dựng trạm y tế xanh - sạch - đẹp.

 

 Trạm y tế xã Bắc Sơn (Kim Bôi) có hệ thống cây xanh, bóng mát phù hợp.

 

Căn cứ Quyết định số 3638/QĐ-BYT của Bộ Y tế về phê duyệt kế hoạch triển khai cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp, ngày 19/8/2016 Sở Y tế đã ban hành Kế hoạch số 1390/KH-SYT về việc “Triển khai cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” trong đó, nêu rõ: mục tiêu cụ thể 100% cơ sở y tế trong tỉnh triển khai cơ sở y tế xanh - sach- đẹp; 100% công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế được tập huấn và thực hiện các nội dung cơ sở y tế “xanh - sạch - đẹp”.

 

Bác sỹ Lê Xuân Hoàng, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: “Việc xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp được xác định là một nhiệm vụ quan trọng của ngành. Đối tượng triển khai là tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng, cơ sở đào tạo và cơ sở thực hiện các xét nghiệm về y học từ tuyến tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Sở Y tế đã thành lập Ban chỉ đạo, các đơn vị cũng thành lập BCĐ với nhiệm vụ triển khai kế hoạch chi tiết theo sự hướng dẫn của BCĐ cấp trên, phù hợp với đặc thù từng đơn vị. Sau khi Sở Y tế cử cán bộ tham dự tập huấn của Bộ Y tế sẽ tổ chức tập huấn cho các báo cáo viên của cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Đội ngũ báo cáo viên này sẽ trực tiếp tập huấn cho cán bộ y tế thuộc đơn vị quản lý.”

 

Để việc triển khai diễn ra sâu rộng, hiệu quả, ngành y tế đã xây dựng kế hoạch, tổ chức truyền thông rộng rãi kế hoạch triển khai cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp đến toàn thể cán bộ y tế và cộng đồng trên địa bàn thông qua các kênh thông tin Website của ngành, các phương tiện thông tin đại chúng… Các cơ sở y tế xây dựng kế hoạch, tổ chức truyền thông và hướng dẫn thực hiện các nội dung triển khai cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp đến cán bộ y tế, người bệnh, người nhà người bệnh qua truyền thông trực tiếp.

 

Việc thực hiện dựa trên 40 tiêu chí thuộc 6 nội dung: xanh, sạch, quản lý chất thải, đẹp, tổ chức thực hiện và cộng điểm. Cụ thể đối với nội dung “xanh”, các cơ sở y tế phải có cây xanh (kể cả là cây cảnh), hàng năm bổ sung cây xanh theo quy định, vườn hoa cây cảnh được chăm sóc cắt tỉa thường xuyên. Nội dung “sạch” yêu cầu phải có đầy đủ nước ăn uống hợp vệ sinh; có nhà tiêu hợp vệ sinh, có phòng riêng cho nam và nữ, khu vệ sinh sạch sẽ không có mùi hôi; có nhân viên dọn nhà vệ sinh và nhân viên giám sát thường xuyên tối thiểu ngày 2 lần và khi cần; trần nhà, tường nhà sạch, không mạng nhện rêu mốc; buồng bệnh thông khí và đủ ánh sáng. Việc quản lý chất thải đặt ra yêu cầu các cơ sở y tế phải có túi, thùng đựng chất thải y tế theo quy định; chất thải rắn y tế được lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý đúng quy định; hệ thống xử lý nước thải phải kín, không có mùi hôi, đạt quy chuẩn...

 

Ngoài ra, Sở Y tế còn đặc biệt khuyến khích các cơ sở y tế thực hiện sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên, tiết kiệm năng lượng, giảm phát sinh chất thải, có nhà vệ sinh và đường đi dành cho người khuyết tật, đặc biệt là    thực hiện cơ sở y tế “Không khói thuốc lá”.

 

                                                              Dương Liễu

 

 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục