(HBĐT) - Nghe nhiều người nói về chị nhưng phải hẹn mấy lần tôi mới gặp được. Khi thì chị bận làm chương trình phòng, chống sốt rét, lần thì đi tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia, tiêm chủng mở rộng ở xóm vùng sâu. Không như tưởng tượng của tôi, trông chị như người nông dân chân chất. Chị là Ngần Thị Thương, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nà Mèo, huyện Mai Châu.

 

Chị Thương là người dân tộc Thái. Năm 1995, học xong trung cấp y Hòa Bình, chị nhận công tác tại trạm y tế xã Nà Mèo. Những năm đó, xã Nà Mèo còn rất khó khăn, con đường từ trung tâm huyện đến xã là đường đất. Trời nắng thì bụi, trời mưa thì lầy lội. Do điều kiện gia đình nên ngày nào chị cũng đạp xe đi làm hơn 10 cây số đường rừng. Đến xã là thế nhưng công việc của chị phải thường xuyên đến các xóm tuyên truyền cho bà con về các chương trình mục tiêu quốc gia, tiêm chủng mở rộng… Xóm xa nhất cách trung tâm xã hơn 10 km. Đến giờ vẫn chưa có đường bê tông. Lần nào đến xóm gặp trời mưa, chị phải ở lại vì đất lầy lội, xe không thể đi được. Nếu dọc đường gặp mưa thì chỉ có cách quay lại hoặc đi bộ hơn 2 tiếng đồng hồ. Chị Thương cho biết: Tháng nào Trạm y tế cũng phải đến xóm ít nhất 4 lần theo định kỳ. Những lần đi xóm tuy vất vả nhưng vui. ở đây bà con thật thà, chân chất, yêu quý người bác sĩ. Do ở vùng sâu, xa nên việc hiểu biết chăm sóc sức khỏe cũng hạn chế.

Đã hơn 20 năm công tác ở trạm y tế với chị biết bao kỷ niệm nhưng có lẽ kỷ niệm về một lần cứu sản phụ chị không bao giờ quên. Đó là năm 1998, một sản phụ ở xóm Xăm Pà được người nhà đưa đến trạm. Chị bị sảy thai ở trên nương mấy ngày mà không biết. Khi đưa đến trạm trong tình trạng hôn mê, không thể đưa đi bệnh viện huyện vì quá muộn và không có phương tiện. Trước tình trạng đó, chị quyết định để ở trạm xử lý. Sau khi gia đình làm cam kết, chị vừa trực tiếp làm nạo hút, vừa truyền cho bệnh nhân nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho nạn nhân. Sau gần 20 năm mà chị không thể quên được ca bệnh đó.

Với tinh thần luôn học hỏi, mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn về phục vụ bà con, năm 2001, chị đã đi học đại học y. Sau khi học xong chị về xã giữ chức vụ Trạm trưởng và kiêm phụ trách khám, chữa bệnh xã Nà Phòn. Với trình độ chuyên môn và tận tâm với nghề, trong nhiều năm qua, xã Nà Mèo cũng như xã Nà Phòn không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm. Các chương trình mục tiêu quốc gia luôn được hoàn thành đúng kế hoạch và chị luôn được nhân dân yêu quý. Đã nhiều lần lãnh đạo Phòng Y tế muốn chị về Trung tâm y tế huyện công tác. Chị tâm sự: Ai cũng muốn về chỗ thuận lợi nhưng nếu tôi đi thì xã Nà Mèo, Nà Phòn thiếu bác sĩ. Tôi ở đây đã quen rồi, bà con rất quý mình nên tôi muốn ở lại để góp công sức chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng cao.
 
                                                                                                Việt Lâm

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục