(HBĐT) - Ngày 26/6, sau một tháng xảy ra sự cố y khoa tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, chúng tôi có mặt tại đơn nguyên thận nhân tạo thuộc khoa cấp cứu, Bệnh viện đa khoa thành phố Hòa Bình. Tại đây mọi việc điều trị cho bệnh nhân lọc máu diễn ra bình thường, việc vận hành quy trình lọc máu được thực hiện nghiêm túc.



Sau mỗi lần lọc máu, y sĩ đơn nguyên thận nhân tạo bệnh viện đa khoa thành phố vệ sinh thiết bị lọc cẩn thận, sạch sẽ để tiến hành tiếp nhận bệnh nhân tiếp theo. 

Ông Tô Hiến Xuân năm nay 63 tuổi ở tổ 11, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình là người lọc máu hơn 6 năm nay cho biết: Trước đây, tôi chạy thận ở Bệnh viện đa khoa tỉnh. Hôm xảy ra sự cố tôi được xếp lịch lọc máu ca 3. Sau sự cố tôi được chuyển sang đây điều trị. Ban đầu tôi cũng như nhiều người chạy thận rất hoang mang, lo lắng. Nhưng sau vài ngày chúng tôi được các y bác sĩ ở đây giải thích rõ quy trình lọc máu, nguyên nhân từ đâu có thể xảy ra sự cố nên cũng nắm rất rõ. Qua một tháng điều trị tôi thấy đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng ở đây rất tận tâm chăm lo cho bệnh nhân. Trong thời gian lọc máu lúc nào cũng có ít nhất một y, bác sĩ trực theo dõi máy. Mọi quy trình vận hành được diễn ra nghiêm túc nên chúng tôi rất yên tâm. 

Cùng chung tâm trạng với ông Xuân, ông Bùi Duy Nhân ở tổ 1, phường Phương Lâm, Tp Hòa Bình cho biết: Lúc đầu tôi cũng thấy hoang mang vì Bệnh viện đa khoa thành phố là một bệnh viện tương đương tuyến huyện. Đến Bệnh viện đa khoa tỉnh còn xảy ra sự cố thì bệnh viện tuyến thành phố sẽ như thế nào. Tuy nhiên, qua một tháng tôi thấy rất yên tâm bởi sự tận tình chu đáo. Mọi việc diễn ra bình thường không có sự cố dù là nhỏ nhất.

 

Y, bác sĩ đơn nguyên thận nhân tạo, khoa cấp cứu bệnh viện đa khoa thành phố thường xuyên kiểm tra, giám sát máy lọc máu cho bệnh nhân. 

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Trương Thanh Hải, trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Thành phố Hòa Bình cho biết: Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 140 người phải thường xuyên lọc máu chạy thận. Sau sự cố tại bệnh viện đa khoa tỉnh thì có gần 80 người (chiếm 60%) chuyển sang đây để lọc máu. Hầu hết là những người già yếu, mắc thêm các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tim mạch… Còn lại những bệnh nhân khỏe mạnh được lọc máu ở bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Trước đây, bệnh viện lọc máu thường xuyên cho 20 người, nay số lượng bệnh nhân tăng lên gấp 4 lần, máy lọc chỉ có 11 chiếc, 10 chiếc hoạt động và 1 chiếc dự phòng. Một tháng nay, hầu như ngày nào máy cũng hoạt động từ 6h sáng đến 23h đêm. Để bệnh nhân yên tâm điều trị ở đây chúng tôi cũng đã giải thích rõ ràng cho từng bệnh nhân thực trạng máy lọc máu ở đây, nguồn nước sử dụng, y bác sĩ và sự hỗ trợ của tuyến trên là bệnh viện Bạch Mai trong thời gian này. Qua giải thích bệnh nhân cũng nắm rõ hơn về quá trình vận hành, những sự cố có thể xảy ra… 

Để không để xảy ra bất cứ sự cố nào hàng ngày trước khi bật máy hoạt động chúng tôi đều kiểm tra các chỉ số ở nguồn nước như độ cứng của nước, đèn cực tím khử khuẩn… khi chỉ số nào thiếu thì điều chỉnh ngay. Ngoài ra, hàng tháng, quý tiến hành bảo dưỡng máy theo hướng dẫn sử dụng. Từ khi các bệnh nhân chuyển sang đây điều trị đều yên tâm và không có ý kiến phản hồi. Chúng tôi cũng mong muốn các cơ quan chức năng sớm hoàn thành các thủ tục cấp thêm máy lọc máu, sự hỗ trợ của tuyến trên đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân trong thời gian tới.


                                                                                                 Việt Lâm


Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục