(HBĐT) - Căn cứ các quyết định của Bộ Y tế, UBND tỉnh, Chi Cục DS/KHHGĐ tỉnh triển khai có hiệu quả Đề án "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT), dịch vụ và hàng hóa SKSS/ KHHGĐ” (gọi tắt là Đề án 818) trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng của ngành dân số trong năm 2017.


Cán bộ DS/KHHGĐ truyền thông Đề án 818 tại xã Phú Cường (Tân Lạc).

 

Trước đây, người dân được cung cấp PTTT miễn phí của hệ thống dân số các cấp. Các PTTT được cung cấp miễn phí từ nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư sản phẩm chưa phong phú trong khi nhu cầu về PTTT ngày càng đa dạng. Để giảm gánh nặng cho ngân sách, tạo sự công bằng, hợp lý với khả năng chi trả, điều kiện của mỗi nhóm đối tượng, việc chuyển đổi hành vi từ sử dụng PTTT miễn phí sang mua PTTT là rất cần thiết.

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS/ KHHGĐ tỉnh cho biết: Xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ là hướng đi tất yếu, không chỉ góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước mà còn từng bước thay đổi suy nghĩ của người dân trong việc chủ động sử dụng PTTT để bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số. Để thực hiện có hiệu quả Đề án, Chi cục DS/KHHGĐ tổ chức tập huấn cho cán bộ Trung tâm DS/KHHGĐ các huyện những nội dung của Đề án 818, các kỹ năng tuyên truyền. Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh tích cực triển khai đồng bộ mô hình tiếp thị xã hội từ huyện đến cơ sở. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích bằng mọi hình thức như cấp, phát tài liệu, trên các phương tiện truyền thông và gặp gỡ trực tiếp. Ngoài ra, chúng tôi tham mưu Sở Y tế ban hành kế hoạch thực hiện Đề án 818 và đã nhận được sự đóng góp ý kiến của Sở.

Đề án 818 triển khai tại tỉnh ta từ ngày 3/7/2017, đến nay đã thực hiện ở 11 huyện, thành phố với 141 cuộc truyền thông tại các xã, thu hút hơn 7.000 người tham gia với tổng số tiền phân phối sản phẩm trên 300 triệu đồng. Với việc thực hiện có hiệu quả Đề án 818 đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp tránh thai trên địa bàn tỉnh. Năm 2017, số người áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 103,3% kế hoạch, trong đó, số ca đình sản đạt 39,6%, số người sử dụng dụng cụ tử cung đạt 64,6%, cấy thuốc tránh thai 9,3%, tiêm thuốc tránh thai 711,2%, uống thuốc tránh thai 102,8%, dùng bao cao su 103,2%.

Để đạt được kết quả trên là sự nỗ lực không ngừng của ngành dân số, trong đó, trực tiếp là đội ngũ cán bộ chuyên trách và CTV dân số cơ sở đã tích cực "đi từng ngõ, gõ từng nhà” nắm bắt tâm lý và nhu cầu của đối tượng để có cách tiếp thị hiệu quả. Nhờ vậy, nhiều người dân trên địa bàn đã được tiếp cận và tự nguyện mua sản phẩm tránh thai. Qua đó góp phần làm thay đổi quan niệm "bao cấp” trong lĩnh vực DS/KHHGĐ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Đề án 818 còn gặp một số khó khăn, thách thức. Đồng chí Phạm Văn Quân, Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Lương Sơn chia sẻ: Lương Sơn là huyện đầu tiên của tỉnh thực hiện Đề án 818. Huyện tổ chức khoảng 40 buổi tuyên truyền, tư vấn sức khỏe; kinh phí phân phối hàng hóa thu về Trung tâm DS/ KHHGĐ huyện gần 22 triệu đồng. Lương Sơn là địa phương dẫn đầu các huyện về thực hiện các chỉ tiêu trong Đề án 818, tuy nhiên, trong quá trình triển khai đề án huyện gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết, người dân đã quen với việc sử dụng miễn phí PTTT. Trong khi đó kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ làm công tác tiếp thị xã hội PTTT còn hạn chế, sản phẩm chưa đa dạng, đôi lúc chưa kịp thời, chưa liên tục… là những khó khăn của công tác này.

Thu Thủy

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục