(HBĐT) - Hơn 20 năm qua, ở xóm Chằng Trong, xã Đông Phong (Cao Phong) không có cặp vợ chồng nào sinh con thứ ba, dù không ít cặp vợ chồng sinh con một bề. Nhờ đó mà con cái của bản Mường này được nuôi dạy thành người, kinh tế các hộ gia đình ngày một phát triển.


Công tác tuyên truyền luôn được cán bộ chi hội phụ nữ xóm Chằng Trong, xã Đông Phong (Cao Phong) thực hiện đến hộ dân.

Xóm Chằng Trong có 44 hộ dân, trong đó, người Mường chiếm 98%. Cùng đồng chí Bùi Thị Lâm, Chủ tịch Hội LHPN xã, chúng tôi đến thăm xóm Chằng Trong. ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến xóm là con đường làng được bê tông hóa chắc chắn, sạch đẹp. Bên cạnh những ngôi nhà xây kiên cố là vườn cam, mía xanh tốt – minh chứng cho sự nỗ lực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế của bà con nơi đây. Nhà văn hóa xóm cũng được xây dựng khang trang, với sân chơi bóng chuyền đổ bê tông rộng rãi. Vì đâu mà các cặp vợ chồng ở Chằng Trong lại nhất quyết "dù gái hay trai, chỉ hai là đủ”?

Câu trả lời thật đơn giản, tóm gọn trong hai từ "nhận thức”. "Bà con đều ý thức được nếu đẻ nhiều sẽ không có điều kiện để nuôi dạy con cái lớn khôn. Đẻ nhiều sẽ gây nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế”, chị Bùi Thị Khánh, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ, cộng tác viên dân số xóm Chằng Trong lý giải. Thế nhưng, theo chị Khánh, để có được sự nhận thức đó là cả một quá trình vào cuộc tuyên truyền của các cấp chính quyền, đặc biệt là những người làm công tác dân số tiền nhiệm.

Trước khi chị Khánh được bầu làm chi hội trưởng chi hội phụ nữ xóm, bà Bùi Thị Dung đã có 10 năm giữ chức vụ này và là cộng tác viên dân số của xóm Chằng Trong. Qua trò chuyện với bà, chúng tôi mới thấy được sự tận tâm của những người "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”. Để tuyên truyền hiệu quả, chi hội phụ nữ xóm Chằng Trong đã thành lập "CLB gia đình hạnh phúc”. CLB là tập hợp của những hội viên tiêu biểu, không những không sinh con thứ ba mà còn có nhiều nỗ lực trong nuôi dạy con cái khôn lớn và phát triển kinh tế gia đình.

Theo bà Dung chia sẻ: Trước đây, việc tuyên truyền, vận động bà con sử dụng các biện pháp tránh thai hay đình sản, đặt vòng gặp không ít khó khăn. Thế nhưng, bà cùng các hội viên CLB không quản ngại khó khăn, đến từng hộ động viên, thậm chí còn đến tận nhà chăm sóc chị em sau khi thực hiện đình sản. Có những hộ hoàn cảnh khó khăn quá, chị em góp gạo mang đến hỗ trợ.

"Sự hoạt động hiệu quả của CLB đã nâng cao nhận thức của chị em, từ đó, CLB không ngừng phát triển. Ngày trước, chúng tôi còn tự sáng tác các bài hát về vận động, tuyên truyền không sinh con thứ ba. Trong những buổi sinh hoạt, chúng tôi hát những bài đó để góp vui cũng như nhắc nhở các hội viên. Nhờ đó nhận thức được nâng lên nên dù sinh trai hay gái, một bề hay không thì cũng không sinh con thứ ba”, bà Dung chia sẻ.

Ngày nay, dù đời sống khá giả hơn, Nhà nước không cung cấp miễn phí các dụng cụ tránh thai nhưng với người dân xóm Chằng Trong họ vẫn "dừng lại ở hai con, để nuôi dạy cho tốt”. "Từ cuối những năm 1980, đầu 1990, trong xóm có nhiều tấm gương sáng, dù sinh con một bề nhưng họ không sinh thêm. Chính điều đó đã giúp họ có điều kiện nuôi con cái trưởng thành. Hiện nay, bà con tập trung đi làm để phát triển kinh tế gia đình chứ không tính đến chuyện sinh thêm con thứ ba để có nam, có nữ”, chị Khánh cho biết thêm.

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Bùi Văn Hiếu và chị Bùi Thị Lành. Anh, chị sinh được hai con gái, hiện đang học lớp mẫu giáo 5 tuổi và 3 tuổi. Anh Hiếu chia sẻ: Gia đình không có ý định sinh thêm. Hiện, vợ tôi đi làm ăn xa, vợ chồng tập trung phát triển kinh tế để có điều kiện tốt nhất nuôi dạy hai con.

Có thể nói, ở Chằng Trong, phát triển kinh tế, nuôi con trưởng thành là mục tiêu lớn nhất của các hộ dân chứ không phải chuyện có đủ nếp, đủ tẻ, có con trai nối dõi tông đường. Vì thế, những bài hát, câu hát mà những người làm cộng tác viên dân số trước đây sáng tác vẫn được chị em hát trong các cuộc họp: "Dù sinh trai hay là sinh gái/ Chị em mình cũng đều hạnh phúc em ơi/…”.

Đồng chí Bùi Thị Lâm, Chủ tịch Hội LHPN xã Đông Phong cho biết: Không chỉ ở Chằng Trong mà các xóm khác cũng thực hiện tốt chính sách về dân số, nhiều năm liền xã không có người sinh con thứ ba. Nhờ đó, đời sống kinh tế của các hộ ngày càng được nâng cao. Đến nay, Đông Phong đã hoàn thành 19/19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, thu nhập bình quân năm 2017 đạt 26 triệu đồng/người.


                                                                             Viết Đào



Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục