Chuyên gia chống độc cho hay, kim loại nặng khi xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng đến trí tuệ, hệ tim mạch, xương, máu...

Liên quan đến thông tin vào ngày 16/4, Cảnh sát môi trường phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông bất ngờ kiểm tra Cơ sở chế biến kinh doanh nông sản của bà Nguyễn Thị Thanh Loan (thôn 13, xã Đắk Wer) đang pha trộn tạp chất vào cà phê đã khiến dư luận hoang mang, lo ngại vì trong pin có nhiều hàm lượng kim loại nặng... 


TS.BS Đặng Thị Xuân, Phó Giám đốc Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của các kim loại nặng trong pin đối với sức khỏe con người.

Theo TS.BS Đặng Thị Xuân, Phó Giám đốc Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, các kim loại nặng có nhiều trong pin khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan đích như não, tim, phổi, thận, suy gan… 

Trước thông tin lõi pin được sử dụng để nhuộm cà phê, TS Xuân cho biết chưa có thông tin cụ thể để biết được loại pin cơ sở sản xuất sử dụng để chế biến cà phê Tuy nhiên, TS Xuân khẳng định: Pin không sử dụng để uống được. Pin có rất nhiều loại, nhưng loại pin cacbon là phổ biến nhất. Trong lõi pin cacbon ngoài các chất bảo quản, thành phần còn có mangan dioxit sau khi chuyển hoá thành dạng ion, thuỷ ngân, một số kim loại nặng, tạp chất… gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ con người. "Kim loại nặng khi xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng đến trí tuệ, hệ tim mạch, xương, máu… Bởi khi kim loại nặng vào cơ thể, nó sẽ phân bố đến tất cả cơ quan đích, tuỳ theo lượng hấp thu nhiều hay ít mà thể hiện các triệu chứng khác nhau, nhưng cái mà dễ thấy nhất là những triệu chứng về thần kinh"- TS Xuân cho hay. Ngộ độc mạn tính thường gặp và nguy hiểm hơn do nhiều lần ăn uống phải thức ăn, đồ uống có hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng, chúng nhiễm và tích lũy dần rồi gây hại cho cơ thể Tuy nhiên theo TS Xuân, tuỳ theo từng loại kim loại nặng, thời gian dùng, sự hấp thu… mà nó tác hại đến sức khoẻ ra sao. Trong đó, tác động đến thần kinh là rõ ràng nhất, như ở người trẻ thì ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, ở người lớn thì là các bệnh mãn tính như parkinson, thoái hoá não. Ngoài ra còn ảnh hưởng cả não, tim, phổi, thận, suy gan. 


Lực lượng chức năng phát hiện việc trộn pin vào sản xuất cà phê tại cơ sở chế biến kinh doanh nông sản ở tỉnh Đắc Nông.

Nơi tích lũy kim loại nặng là gan, thận, não rồi đào thải qua đường tiêu hóa và đường tiết niệu. Khi cơ thể tích lũy một lượng đáng kể sẽ dần dần xuất hiện các biểu hiện nhiễm độc như hơi thở hôi, sưng lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên (tay bị biến dạng), mạch yếu, nước tiểu ít, thường gây sẩy thai ở phụ nữ có thai. TS Xuân cũng chia sẻ, trong thực tế điều trị, ngộ độc kim loại nặng luôn là những vấn đề nhức nhối bởi những tác hại nguy hiểm của nó đến sức khoẻ. Tuy nhiên trên thực tế kim loại nặng có những nguồn rất khó kiểm soát như từ bệnh nghề nghiệp, thuốc nam không chính thống, khi cơ sở sản xuất sử dụng với mục đích không tốt trong chế biến thực phẩm…


Theo Báo Khỏe Sức Đời Sống

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục