(HBĐT) - Ngày 8/12/2017, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 74/2017/NQ-HĐND quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Hòa Bình quản lý. Mức giá này tác động trực tiếp đến những người bệnh chưa tham gia BHYT; người bệnh có thẻ BHYT nhưng đi khám bệnh, chữa bệnh hoặc sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.


Cán bộ y tế khám cho bệnh nhi tại trạm y tế xã Yên Thượng, huyện Cao Phong.

Việc điều chỉnh giá lần này được áp dụng theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3 /2017 của Bộ Y tế nhằm hướng tới sự bình đẳng về giá, không phân biệt giá giữa khám, chữa bệnh của người không có thẻ BHYT và người có thẻ BHYT trong cùng một cơ sở khám, chữa bệnh. Tại tỉnh ta, việc điều chỉnh được áp dụng kể từ ngày 1/1/2018. Theo đó, các cơ sở y tế sẽ chính thức áp dụng giá mới cho hơn 1.900 dịch vụ y tế, bao gồm: mức giá tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh kiểm tra sức khỏe; dịch vụ ngày giường điều trị; dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm…

Ví dụ: Khi đi khám tại bệnh viện hạng 1 (tại Hòa Bình là Bệnh viện Đa khoa tỉnh), trước là 20.000 đồng/ lần khám bệnh lên 39.000 đồng; hạng 3 (các trung tâm y tế tuyến huyện) là 10.000 đồng/lần khám lên 31.000 đồng; hạng 4/chưa phân hạng (các trạm y tế xã) là 7.000 đồng lên 29.000 đồng/lần khám. Giường bệnh cũng được tăng giá khá cao, như: giường điều trị hồi sức tích cực tại bệnh viện hạng 1 từ 354.000 đồng lên 632.200 đồng/ ngày điều trị. Giường bệnh hồi sức cấp cứu chống độc tại bệnh viện hạng 1 từ 169.000 đồng lên 335.900 đồng/ ngày; tại bệnh viện hạng 3 từ 81.000 đồng lên 245.700 đồng/ngày.

Một số hạng mục dịch vụ được tăng giá khá cao sau đợt điều chỉnh này như: chi phí phẫu thuật, siêu âm, chụp X.quang... (chi phí chụp CT Stcanner 64 dãy đến 128 dãy có thuốc cản quang tăng từ 2.167.000 đồng lên 2.266.000 đồng. Chụp động mạch vành hoặc thông tim chụp buồng tim dưới DSA 5.388.000 đồng lên 5.796.000 đồng. Chi phí rửa phổi toàn bộ tăng từ 6.993.000 đồng lên 7.910.000 đồng).

Một số thủ thuật, phẫu thuật cũng được điều chỉnh tăng giá trung bình khoảng 20 - 30% so với mức giá hiện hành. Mức tăng này sẽ là gánh nặng đáng kể với người bệnh không có thẻ BHYT phải điều trị nội trú dài ngày và phải can thiệp bằng phẫu thuật, thực hiện các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh, xét nghiệm… bất kể người bệnh điều trị ngoại trú hay nội trú.

Mục đích của việc thay đổi này nhằm tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ và người không có thẻ BHYT để khuyến khích người dân tham gia BHYT. Đây là chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là xóa bỏ bao cấp qua giá, thực hiện giá thị trường đối với các dịch vụ công có sự kiểm soát của Nhà nước. Chuyển chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước trực tiếp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sang hỗ trợ và dần áp dụng cơ chế tự chủ đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế gắn với lộ trình BHYT toàn dân.

Hiện nay, Hòa Bình còn khoảng 4 - 5% dân số chưa tham gia BHYT, đây là đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc điều chỉnh giá viện phí lần này. Việc tăng giá không ảnh hưởng nhiều đến trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, người thuộc hộ cận nghèo bởi các đối tượng này đã được quỹ BHYT chi trả từ 95 - 100% chi phí khám, chữa bệnh, tuỳ theo từng đối tượng thụ hưởng, giảm gánh nặng, lo âu trong quá trình khám, chữa bệnh.

 Thu Hương (Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh) 



Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục