(HBĐT) - Những món hoa quả dầm, những chiếc kẹo xanh, đỏ bắt mắt… là những món đồ ăn vặt đang được bày bán tràn lan tại các cổng trường tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh. Không có nguồn gốc, không được kiểm chứng, những món ăn này thực sự là mối đe dọa về vệ sinh, an toàn thực phẩm (ATTP) đối với trẻ nhỏ.


Nhiều loại đồ ăn vặt bày bán ở cổng các trường học không được  kiểm chứng về nguồn gốc, chất lượng tiềm ẩn nguy cơ mất ATVSTP. Ảnh chụp tại trường Tiểu học Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình).

Đến cổng trường tiểu học Lý Tự Trọng (thành phố Hòa Bình), không khó để nhận ra vây quanh cổng trường là gần chục hàng quán chuyên bán đồ ăn vặt đã tồn tại ở đây rất lâu, do chính người dân khu vực này bày bán. Đầu giờ sáng, giờ giải lao và cuối buổi học, những chủ quán ở đây dường như hoạt động hết công suất, bởi đó là thời điểm học sinh ùa ra ăn quà vặt rất đông. Không chỉ có học sinh trường tiểu học Lý Tự Trọng mà còn ở một số trường THCS lân cận cũng thường xuyên tụ tập ở đây sau các buổi học. Có thể thấy, các hàng quán này bày bán khá đơn giản, chỉ một chiếc bàn nhỏ, trên đó là đủ các loại bánh, kẹo xanh đỏ, bim bim chưa có sự kiểm chứng về nguồn gốc. Đặc biệt, các loại thức ăn nhanh như xúc xích, nem chua rán, viên chiên không để trong tủ bảo quản, không có ni lon che đậy mà được xếp ngay trên bàn sát lề đường chẳng khác gì… phơi bụi. Đến chiều tối, đi qua khu vực này, nếu tinh ý có thể nhận ra vẫn còn khá nhiều nem chua, xúc xích trong ngày đã rán sẵn chưa được tiêu thụ hết. Không ai dám chắc tất cả những thực phẩm ế ẩm này có bị tiêu hủy không hay lại tiếp tục được đem ra phục vụ các bạn nhỏ ngày hôm sau.

Việc bán hàng ăn vặt ở cổng trường tiểu học Lý Tự Trọng không phải là cá biệt mà tình trạng này diễn ra phổ biến trên địa bàn thành phố Hòa Bình và tại nhiều huyện trong tỉnh. Không "cắm chốt” gần cổng trường như trước đây, nhưng hiện tượng xe hàng rong bán đồ ăn vặt vào các giờ tan tầm vẫn tồn tại ở nhiều cổng trường. Điều đáng nói, trên xe hàng rong này là các loại thức ăn nhanh rất khó kiểm chứng về nguồn gốc và ATTP. Đặc biệt là các món chiên, rán được rất nhiều học sinh ưa thích như nem chua, xúc xích, viên chiên… Các loại bánh kẹo, bim bim chủ yếu là hàng xuất xứ từ Trung Quốc, nhiều loại kẹo, bánh không có nhãn mác, bao bì. 

Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ về ATTP, đồ ăn vặt cổng trường còn tạo thói quen xấu cho nhiều học sinh. Chị Phạm Thị Quỳnh Nga, một phụ huynh có con đang theo học tại trường tiểu học Lý Tự Trọng chia sẻ: Vì con không ăn bán trú ở trường, nên cuối buổi sáng, tôi thường tranh thủ đến sớm để đón con về trưa. Nhiều lúc đứng đợi ở cổng trường, quan sát các cháu học sinh, tôi thấy nhiều cháu vào quán mua đồ ăn vặt. Có cháu còn không có tiền mà ghi sổ, kỳ lạ là việc đó dường như rất quen, các chủ quán đồng ý và ghi sổ như bình thường. Tôi nghĩ các cháu mới bé như vậy mà đã có thói quen ăn quà vặt và ghi nợ thì rất không ổn.

Được biết, để hạn chế tình trạng học sinh ăn quà vặt trước cổng trường, một thời gian, trường tiểu học Lý Tự Trọng đã thực hiện đóng cổng trong giờ giải lao và xây dựng căng tin nhà trường để đảm bảo vệ sinh ATTP cho học sinh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, hiện tượng này vẫn chưa chấm dứt triệt để. Cô giáo Nguyễn Thị Hà, giáo viên nhà trường trong cuộc họp phụ huynh đầu năm cho biết: Nhà trường đã tiến hành đánh vào thi đua của các lớp nếu có học sinh ăn quà vặt trước cổng trường. Tuy nhiên, để triệt để giải quyết vấn đề này phải có sự đồng hành của các bậc phụ huynh. 

Cùng chung quan điểm trên, nhiều thầy, cô giáo chia sẻ: Có bậc phụ huynh vẫn còn thờ ơ hoặc chiều con. Cho con tiền ăn sáng và tiêu vặt nhưng không giám sát nên nhiều em không ăn sáng mà mua quà vặt để ăn. Bản thân phụ huynh nên có biện pháp thay đổi vấn đề ăn uống, sinh hoạt của các con, không nên cho tiền ăn sáng mà nên hướng dẫn các cháu ăn sáng ở nhà hoặc những hàng quán đảm bảo vệ sinh ATTP. 

Ngoài công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường, thiết nghĩ, nên chăng lực lượng chức năng tại cơ sở cần tăng cường kiểm tra vệ sinh ATTP tại khu vực có bán hàng ăn sáng và quà vặt tại các cổng trường. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức cho học sinh về những nguy cơ từ thực phẩm bẩn, thực phẩm trôi nổi, thức ăn nhanh đến sức khỏe con người.

P.V

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục