(HBĐT) - Trong hai ngày 2-3/4, tại xóm Lộc Môn, xã Trung Sơn (Lương Sơn) có 2 bệnh nhân tử vong nghi mắc bệnh dại do bị chó cắn. Trong mấy ngày gần đây, nhiều người dân trong xóm, xã lo ngại việc bị nhiễm vi rút dại trong thời gian tiếp xúc với bệnh nhân.


Triển khai các biện pháp ứng phó

Hồi 23h ngày 31/3/2019, Phòng cấp cứu,Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn tiếp nhận bệnh nhân Bùi Văn T. ở xóm Lộc Môn, xã Trung Sơn nhập viện trong tình trạng nấc, khó thở, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, tinh thần hoảng loạn với chuẩn đoán khó thở, nghi mắc bệnh dại. Sau 1h theo dõi không đỡ, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Gia đình xin cho bệnh nhân về và tự đưa ra Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Chiều tối ngày 1/4, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho bệnh nhân về gia đình. 17h ngày 2/4, bệnh nhân T. tử vong tại nhà. Ngày 3/4, con trai anh T. là cháu Bùi Văn T. sốt cao kèm biểu hiện thở rên. Đêm ngày 4/4, cháu T. tử vong tại nhà một thầy lang. Hiện,một số người tiếp xúc với bệnh nhân lo ngại có nguy cơ phơi nhiễm với vi rút dại.

Khoảng 9h ngày 1/4/2019, Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS nhận được thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh về trường hợp nghi mắc bệnh dại điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Khoa đã chỉ đạo Trạm y tế xã Trung Sơn xác minh thông tin và kiểm tra thông tin sơ bộ. Khoảng 14h30 cùng ngày, Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn cùng đoàn giám sát Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiến hành kiểm tra tại Trạm y tế xã Trung Sơn,gia đình bệnh nhân và các hộ lân cận.


Đoàn công tác của Sở Y tế giám sát triển khai phòng bệnh dại tại UBND xã, trạm y tế xã Trung Sơn (Lương Sơn). 

Sau sự việc xảy ra, Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn đã chỉ đạo Trạm y tế xã Trung Sơn tạm ứng vắc xin phòng dại tại Trung tâm Ytế huyện,tham mưu với xã hỗ trợ một phần kinh phí tiêm vắc xin cho gia đình bệnh nhân, đảm bảo tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch. Mở rộng điều tra trên toàn bộ khu vực thôn Lộc Môn và các thôn lân cận nhằm phát hiện các trường hợp bị chó, mèo cắn để tư vấn đến các cơ sở y tế điều trị dự phòng bệnh dại. Phối hợp với cán bộ thú y xác định có bệnh dại trên chó và các động vật khác không. Tăng cường truyền thông về bệnh dại để 100% trường hợpbị chó, mèo cắn đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng dại. Ngày 3/4, Trạm y tế xã Trung Sơn tiến hành khử khuẩn bề mặt và các đồ dùng trong nhà bệnh nhân T. có tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân bằng cloramin B. Lập danh sách những người chăm sóc, tiếp xúc với bệnh nhân T. có nguy cơ phơi nhiễm với vi rút dại để tư vấn và tiêm vắc xin dự phòng…

Ông Bùi Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Trung Sơn cho biết:Đàn chó của xã có hơn 600 con. Đến ngày 6/4, UBND xã tiến hành đợt tiêm tổng đàn đạt 100%. Với những con chó chủ nuôi cố tình không tiêm phòng, chúng tôi lập biên bản tiêu huỷ ngay lập tức.

Lây nhiễm vi rút dại từ người sang người là rất hiếm gặp

Trao đổi với chúng tôi, bác sỹ Nguyễn Thị Tiêu, Trưởng trạm y tế xã Trung Sơn cho biết: Qua thống kê của trạm, trong thời gian 2 bệnh nhân phát bệnh và tử vong có 31 người tiếp xúc với bệnh nhân. Hiện, những người này đã tự đi khám kiểm tra vi rút dại tại các cơ sở y tế. Ngoài ra, phụ huynh học sinh cùng lớp, trường với cháu T. cũng lo sợ nhiễm vi rút dại vì tiếp xúc dịch tiết.

Đồng chí Trần Thị Ái Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Trong những ngày qua, một số phụ huynh của các cháu học sinh, người dân xóm Lộc Môn và xã Trung Sơn đến các cơ sở y tế ở Hà Nội kiểm tra có bị nhiễm vi rút dại là không cần thiết.Không có cơ sở y tế nào xét nghiệm được việc bệnh nhân có vi rút dại hay không.Khi có dấu hiệu phơi nhiễm, tốt nhất là tiêm phòng và truyền huyết thanh. Còn đối với việc lây nhiễm vi rút dại từ người sang người là rất hiếm gặp. Bởi vi rút dại lây nhiễm qua tiết dịch, khi tiếp xúc với ánh sáng thì vi rút dại không có khả năng lây nhiễm. Trong thời gian từ 7-10 ngày, bệnh nhân phát bệnh và tử vong thì vi rút có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Khi tiếp xúc qua da thì bị chầy xước mới có khả năng phơi nhiễm. Nếu chỉ uống nước cùng nhau khó có thể lây nhiễm được. Do vậy, phụ huynh các cháu cùng lớp, trường cháu T. không nên quá lo lắng. Còn đối với người đã tiếp xúc trong thời gian chăm sóc bệnh nhân thì chỉ khi nào có vết xước tiếp xúc với tiết dịch người bệnh thì mới có khả năng bị phơi nhiễm, cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng càng sớm càng tốt. Hiện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có hơn 900 liều thuốc, đảm bảo đủ thuốc cho người dân đến tiêm phòng.


Các biện pháp dự phòng bệnh dại

Sau khi bị chó, mèo cắn cần tiến hành càng sớm càng tốt các biện pháp: rửa vết thương, tiêm vắc xin phòng dại và sử dụng huyết thanh kháng dại nếu có chỉ định.

Xử lý vết thương: Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn, cào trong 15 phút với nước và xà phòng hoặc nước sạch. Sau đó sát khuẩn bằng cồn 45-700 hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại các vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng, các loại dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm thương tổn rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương. Trường hợp bắt buộc phải khâu thì nên trì hoãn khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt quãng, bỏ mũi sau khi đã tiêm phòng bế huyết thanh kháng dại vào tất cả các vết thương. Tuỳ trường hợp cụ thể có thể sử dụng kháng sinh và tiêm phòng uốn ván.

(Theo Hướng dẫn giám sát, phòng- chống bệnh dại trên người của Bộ Y tế)

 

 Việt Lâm

 


Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục