(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác DS - KHHGĐ của tỉnh ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như khống chế được tốc độ gia tăng dân số; tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm còn 0,98% (năm 2018); mức sinh thay thế là 1,98 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Chất lượng dân số được cải thiện. Tuy nhiên, công tác dân số của tỉnh ta đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.


Cán bộ Trạm y tế xã Tử Nê (Tân Lạc) tuyên truyền cho người dân về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

 

Tại tỉnh ta, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mức cao so với toàn quốc. Năm 2018, tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh là 113,9 trẻ trai/100 trẻ gái, toàn quốc là 112,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng nhanh theo các năm (năm 2014 là 5,9%, năm 2016 là 6,1%, đến năm 2018 tăng lên 8,9%, quý I năm nay, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 11%). Tình trạng mang thai và sinh nở ở tuổi vị thành niên, tảo hôn trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng (năm 2014 là 7,6%, năm 2016 là 9,5%, năm 2018 là 10,2%). Dân số của tỉnh đang bị già hóa. Tuổi thọ trung bình thấp hơn so với bình quân cả nước 1 tuổi (tuổi thọ trung bình của tỉnh đạt 72,4 tuổi, cả nước là 73,4 tuổi). Tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn còn rất thấp.

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ cho biết: Công tác dân số của tỉnh ta còn tồn tại nhiều hạn chế, nguyên nhân chính là do một số cơ chế, chính sách về dân số chưa được thực hiện liên tục, đầy đủ. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác dân số ở cấp cơ sở còn thấp. Ngoài ra, các nội dung về dân số trong phát triển KT - XH chưa được chú trọng đúng mức; nguồn lực đầu tư cho DS - KHHGĐ thấp, chưa tương xứng với yêu cầu thực tế.

Hiện, toàn tỉnh có 2.865 cộng tác viên (CTV) dân số ở thôn, bản, tổ dân phố. Đội ngũ CTV dân số là lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về dân số. Tuy nhiên, chế độ phụ cấp giành cho CTV dân số thấp, chưa tương xứng với công việc phụ trách. Từ tháng 9/2017, CTV dân số chỉ được nhận thù lao là 100.000 nghìn đồng/người/tháng. Ban dân số cấp xã không được hỗ trợ kinh phí 1,2 triệu đồng/năm. Chế độ thấp, công việc nhiều, dẫn tới nhiều CTV dân số đã bỏ việc hoặc làm việc nhưng không nhiệt tình, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng hoạt động. Bên cạnh đó còn gây khó khăn khi tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn triển khai thực hiện các hoạt động cho CTV.

Việc triển khai công tác KHHGĐ còn gặp nhiều khó khăn. Theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ Y tế về "Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”, các dịch vụ KHHGĐ cần phải thực hiện đảm bảo kỹ thuật chuyên môn cũng như công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Để thực hiện dịch vụ KHHGĐ đúng quy định, ngoài phương tiện tránh thai cần có thuốc thiết yếu và vật tư y tế khác. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, ngành Dân số không được cấp kinh phí mua thuốc thiết yếu, vật tư y tế để triển khai các kỹ thuật đúng theo quy định của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, việc thu phí dịch vụ KHHGĐ khó triển khai do đời sống nhân dân còn khó khăn, người dân chưa chủ động chi trả cho việc thực hiện KHHGĐ, còn nặng tư tưởng được cung cấp miễn phí. Từ đó, kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng có hiệu quả cao, lâu dài chỉ đạt 70% so với kế hoạch đề ra, tỷ lệ sinh con thứ 3 có xu hướng tăng.

Nguồn lực đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ ngày càng giảm, trong khi nhiệm vụ ngày càng nhiều. Từ năm 2017 đến nay, địa phương chưa phân bổ ngân sách để thực hiện việc xử lý tai biến theo chuyên môn y tế; đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực; kiểm tra giám sát, đánh giá chương trình; đầu tư, duy trì, cập nhật hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành. Bên cạnh đó, một số cấp ủy, chính quyền còn xem nhẹ công tác DS-KHHGĐ, chưa nhận thức đúng, đầy đủ về tính chất lâu dài, khó khăn, phức tạp, tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác dân số và phát triển; lãnh đạo, chỉ đạo chưa quyết liệt, chưa hiệu quả. Tư tưởng muốn có nhiều con, trọng nam hơn nữ vẫn còn trong một bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên.

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương cho biết thêm: Trong thời gian tới, để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, giảm gánh nặng về bệnh tật, đảm bảo an sinh xã hội gắn với phát triển bền vững, ngành Dân số tỉnh cần sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị để khắc phục những khó khăn, tồn tại. Ngành Dân số tiếp tục đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách dân số. Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số, sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, tỉnh cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường đầu tư, đảm bảo nguồn lực cho công tác DS-KHHGĐ.

Thu Thủy


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục