Tuần qua tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Sáng kiến Việt Nam tổ chức Hội thảo công bố báo cáo chỉ số hài lòng người bệnh (PSI) năm 2018. Đây là năm thứ hai khảo sát được thực hiện với trên 7.500 người bệnh và người nhà bệnh nhân sau khi xuất viện ở 60 bệnh viện công tại 23 tỉnh, thành trên cả nước năm 2018.

Hướng dẫn người bệnh đăng ký khám-chữa bệnh tại BVĐK TP.Vinh (Nghệ An). Ảnh: TUẤN DŨNG

"Ám ảnh” nhà vệ sinh bệnh viện

Theo khảo sát này, so với năm 2017, các chỉ số về trình độ, tay nghề chuyên môn của thầy thuốc, kết quả điều trị, thái độ giao tiếp với bệnh nhân, giường và chăn ga gối nệm của bệnh viện, giải thích tình trạng bệnh và điều trị, nhà vệ sinh bệnh viện, kết quả khảo sát mới cho thấy người bệnh đã "hài lòng” hơn. Khảo sát này cho thấy hai chỉ số có mức độ hài lòng kém nhất là giá viện phí và nhà vệ sinh bệnh viện. Chỉ số được đánh giá tốt nhất là trình độ thầy thuốc.

Chỉ số hài lòng người bệnh trung bình đạt 4,04/5, tương ứng với mức độ hài lòng của người bệnh nội trú với chất lượng phục vụ khám, chữa bệnh đạt mức 80,8% so với kỳ vọng.

Trong số 60 bệnh viện khảo sát, có 13 bệnh viện được người bệnh hài lòng nhất và thuộc nhóm xếp hạng rất tốt, chiếm 21,7%, 26 bệnh viện người bệnh hài lòng và được xếp hạng tốt, chiếm 43,3% còn lại 21 bệnh viện thuộc nhóm xếp hạng khá, chiếm 35%.

So sánh với kết quả khảo sát gần 3.000 bệnh nhân nội trú ở 29 bệnh viện công năm 2017, Chỉ số hài lòng người bệnh (PSI) năm 2018 đã có sự cải thiện theo hướng tích cực. Chỉ số PSI 2018 đạt 4,04/5 so với PSI 2017 đạt 3,98/5 (tương ứng với mức độ hài lòng đạt mức 80,8% ở năm 2018 so với mức 79,6% ở năm 2017). Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh năm 2018 số bệnh viện được mở rộng khảo sát nhiều hơn hai lần so với năm 2017.

Đáng chú ý, có nhiều chỉ số khảo sát có kết quả kém hơn khảo sát tương tự thực hiện năm 2017 như chỉ số cấp phát, hướng dẫn sử dụng thuốc, thông tin về thuốc và chi phí điều trị, hỏi và gọi được nhân viên y tế, sơ đồ biển báo trong bệnh viện.

Đặc biệt, viện phí là chỉ số người bệnh kém hài lòng nhất trong khảo sát này (viện phí mới tăng từ 2018). Chỉ số "nhà vệ sinh bệnh viện” tuy có thay đổi theo hướng tích cực hơn lần khảo sát trước, tuy nhiên, chỉ số này vẫn xếp ở nhóm cuối trong bảng chỉ số.

Nhóm khảo sát cũng cho biết có 9,5% người bệnh thừa nhận đưa "phong bì” cho bác sĩ, nhưng 85% trong số này cho rằng họ gửi quà biếu để thể hiện sự cảm ơn bác sĩ chứ không vì cần ưu tiên về dịch vụ.

Người bệnh thanh toán tiền khám chữa bệnh tại BVĐK TP.Vinh. Ảnh: TUẤN DŨNG
Người bệnh thanh toán tiền khám chữa bệnh tại BVĐK TP.Vinh. Ảnh: TUẤN DŨNG

Cần làm thực chất, không chỉ vì tuân theo quy định

Theo ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - để tiếp tục tăng cường trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch với người dân và gia tăng cơ hội để người dân thể hiện quan điểm của mình về các trải nghiệm tại bệnh viện, từ đó thúc đẩy các cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, các chuyên gia của mạng lưới Sáng kiến Việt Nam, Đại học Indiana, Hoa Kỳ cùng Oxfam Việt Nam đã hợp tác xây dựng và thí điểm khảo sát Chỉ số Hài lòng người bệnh Việt Nam (Patient Satisfaction Index - viết tắt PSI) dựa trên phỏng vấn qua điện thoại ý kiến đánh giá của người bệnh nội trú đã xuất viện. Ông Khuê cũng khuyến cáo mức độ hài lòng của người bệnh còn cần đo ở chỉ số "thân thiện” với người bệnh, bên cạnh trình độ chuyên môn cao.

Nhóm nghiên cứu khảo sát này cũng khuyến cáo các bệnh viện cần làm người bệnh hài lòng một cách thực chất, không chỉ vì phải tuân theo quy định của cơ quan quản lý.

BSCKII Nguyễn Hồng Trường - Giám đốc BVĐK thành phố Vinh - một bệnh viện tuyến huyện xếp đầu bảng là bệnh viện tích cực khảo sát hài lòng người bệnh với 2.834 phiếu khảo sát (từ 1.1.2018 đến nay) được thực hiện, cho hay: "Ngoài khảo sát của Bộ Y tế, chúng tôi tổ chức đánh giá độc lập hoàn toàn. Hằng tuần, hằng quý, hằng tháng chúng tôi đánh giá chỉ số hài lòng của người bệnh qua rất nhiều kênh. Chúng tôi không thích bệnh nhân nói tốt, không đưa ra những cái khen, chỉ đưa ra những cái không tốt, những cái bệnh nhân góp ý để có thể thay đổi. Vì vậy, thực chất là rất quan trọng”.

Theo đại diện BVĐK thành phố Vinh, bệnh nhân hài lòng ở thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên y tế của BV nhưng không hài lòng vì bệnh viện chật chội, số lượng bệnh nhân đông, bệnh nhân nội trú vẫn phải nằm ghép.

Ông Lương Ngọc Khuê cho rằng khảo sát hài lòng người bệnh đã được các bệnh viện thực hiện tích cực hằng năm. Các ý kiến của người bệnh đã được lắng nghe, ghi nhận. Kết quả khảo sát tương đối phù hợp với chất lượng bệnh viện.

Đến nay các bệnh viện đã tích cực triển khai và đã thu được hơn 2 triệu phiếu góp ý, góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng bệnh viện. Tuy nhiên việc khảo sát này đang được tiến hành đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang trong quá trình chữa trị.

Trong số đó, bệnh viện đại học y dược TP.Hồ Chí Minh có chỉ số PSI hài lòng bệnh nhân cao nhất với 4,41 điểm; Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi có chỉ số hài lòng thấp nhất với 3,62 điểm. Một số bệnh viện khác như Bệnh viện Việt Đức có chỉ số là 4,11.

                                                                                              Theo báo Lao Động

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục