(HBĐT) -Sáng 1/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) đã chủ trì hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các tỉnh, thành phố và ban, ngành về thực hiện các Chỉ thị của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương. 

 


Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta

Mở đầu cuộc họp, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, tính đến 21 giờ ngày 31/1, Việt Nam đã phát hiện 6 trường hợp dương tính với vi rút Corona. Các bệnh nhân đã được điều trị tốt, không để lây nhiễm sang y bác sỹ. Bộ Y tế cũng đề nghị sở Y tế mỗi tỉnh thành phải thành lập đường dây nóng, hoàn thành chậm nhất là trước 16h ngày 1/2 để trả lời thắc mắc của người dân... Về tin đồn "Hà Nội phun thuốc trên bầu trời buổi tối không", lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đây là tin đồn thất thiệt, đề nghị xử lý nghiêm các tin đồn thất thiệt kiểu này.

Về vấn đề khẩu trang, trang thiết bị y tế, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, cả nước có 38 đơn vị sản xuất khẩu trang 3 lớp với năng lực sản xuất 1.245.000 chiếc/ngày; 2 đơn vị sản xuất khẩu trang N95 đạt năng xuất 32.000 chiếc/ngày, có thể đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Hiện Bộ Công Thương đang đôn đốc tăng cường sản xuất khẩu trang y tế, ưu tiên thị trường trong nước, quyết liệt xử lý nghiêm tình trạng chống găm hàng, đầu cơ, thu lợi bất chính. Ngoài ra, trước việc một số cửa hàng y tế tăng giá bán khẩu trang, lực lượng chức năng của Bộ đã kiểm tra, xử nghiêm, yêu cầu quay trở lại đúng giá bán.

Lãnh đạo các Bộ, ngành như GTVT, Lao động – Thương binh – Xã hội…cũng đã báo cáo về công tác chuẩn bị, chủ động ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV).

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Ban Bí thư, Thủ tướng, Chính phủ, MTTQ... đều đã vào cuộc chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, sát sao. Vấn đề là việc triển khai thực hiện phải được thực hiện nghiêm túc đến cơ sở. Việt Nam đã chủ động đưa giải pháp phòng chống dịch sớm và cao hơn so với các nước trong khu vực và thế giới. Cần tiếp tục công khai, minh bạch tất cả trường hợp để người dân nhận thức rõ tình trạng, từ đó có các giải pháp phòng, chống dịch.

Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quán triệt phải chủ động chống dịch; đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, cần phải nêu cao trách nhiệm người đứng đầu. Luôn trong trạng thái sẵn sàng cao nhất, tính đến tình huống xấu nhất để có thể chủ động ứng phó. Phải trách nhiệm, chủ động truyền thông, vận động để người dân tin tưởng, không hoảng loạn. Sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế khi cần thiết để chống dịch.

Dịch hiện chưa có thuốc đặc trị nên phải phòng, nhận biết cách ly nghiêm ngặt. Thế giới và Việt Nam đang tích cực tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Vấn đề quan trọng hiện nay là phải huy động cả xã hội cùng tham gia phòng chống dịch.. Tuy nhiên không được quên các dịch bệnh khá, đảm bảo không có dịch chồng dịch, hình thành thói quen tốt, phương thức trong việc phòng, chống dịch bệnh.

*Hòa Bình dừng tất cả các lễ hội chưa khai mạc

Phát biểu sau khi kết thúc hội nghị trực tuyến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Chương yêu cầu Văn phòng UBND tỉnh tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, trong đó Chủ tịch UBND tỉnh là trưởng ban theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. UBND các huyện, thành phố chủ động thành lập BCĐ do  Chủ tịch UBND huyện, thành phố làm trưởng BCĐ, xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó và khẩn trương triển khai về cơ sở.

 Thực hiện công điện của Bộ VH – TT & DL, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng như khuyến cáo của Bộ Y tế tiến hành rà soát và tạm dừng tất cả các lễ hội chưa khai mạc. Đối với các lễ hội đang diễn ra thì phải tổ chức gọn, quy mô giảm tối đa, khuyến cáo người dân dùng khẩu trang, hạn chế tập trung đông người. Các sở, ban, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao tích cực triển khai việc phòng chống dịch. Báo Hòa Bình, Đài PT – TH tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu đúng về diễn biến dịch, tham gia phòng chống và dập dịch hiệu quả.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tính đến thời điểm 21 giờ ngày 31/1, nước ta đã có 6 trường hợp xác định nhiễm viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra

Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quán triệt phải chủ động chống dịch; đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, cần phải nêu cao trách nhiệm người đứng đầu. Luôn trong trạng thái sẵn sàng cao nhất, tính đến tình huống xấu nhất để có thể chủ động ứng phó. Phải trách nhiệm, chủ động; truyền thông, vận động để người dân tin tưởng, k hoảng loạn. Sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế khi cần thiết để chống dịch.

Dịch hiện chưa có thuốc đặc trị nên phải phòng, nhận biết cách ly nghiêm ngặt. Thế giới và Việt Nam đang tích cực tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Huy động cả xã hội cùng tham gia phòng chống dịch.

Không quên các dịch bệnh khá, đảm bảo không có dịch chồng dịch, hình thành thói quen tốt, phương thức trong việc phòng, chống dịch bệnh.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, UB MTTTQ Việt Nam, các bộ, ban, ngành.

Tổ chức thực hiện chủ động, trách nhiệm đến tận cơ sở.

 

 

 

 


 Dương Liễu

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục