Ngày 11/2/2020, nhằm động viên kịp thời các bác sĩ trong công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (nCoV), Bộ Y tế đã trao bằng khen cho 4 tập thể và 3 cá nhân thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Trung ương, đã có thành tích trong việc đón 30 công dân Việt Nam từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, về nước.


Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên trao bằng khen cho các tập thể của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Tuấn Dũng.
Các tập thể gồm: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa vi rút Ký sinh trùng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. 

Cá nhân gồm có một bác sĩ Phó Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, một điều dưỡng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, một bác sĩ nội trú Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Phát biểu tại đây,Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên biểu dương các thành tích xuất sắc của các cá nhân và tập thể của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã hoàn thành nhiệm vụ của Chính phủ giao. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã phối hợp tốt cùng Bệnh viện Phụ sản Trung ương để đưa các công dân Việt Nam về nước an toàn. 

Thứ trưởng đề nghị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chuẩn bị đầy đủ nhân lực vật lực, nêu cao tinh thần quyết tâm, tạo mọi điều kiện thu dung mọi bệnh nhân bị nhiễm nCoV về Bệnh viện, đảm bảo an toàn tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện, làm tốt công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới để cùng ứng phó với dịch bệnh.



Lãnh đạo Bộ Y tế trao bằng khen cho các bác sỹ, điều dưỡng tham gia đón 30 công dân Việt Nam từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc về nước. Ảnh: Tuấn Dũng
Xúc động trước sự hy sinh thầm lặng của các đồng nghiệp trong trận chiến với nCoV, bác sĩ Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) chia sẻ: "Trong chuyến bay chở 30 công dân từ Vũ Hán trở về Việt Nam sáng 10/2/2020, có ai biết rằng có 3 đồng nghiệp của chúng tôi tháp tùng đoàn để chăm lo sức khỏe cho những người có mặt trong chuyến bay đó. Hôm nay, đọc nhiều tút hiện lên Newsfeed của tôi thấy hình ảnh của các phi công và tiếp viên trong khoang máy bay, mà không thấy hình ảnh của các y bác sĩ, cũng chạnh lòng".

Họ là ai? Những chiến sĩ thầm lặng: Một bác sĩ sản từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương được cử đi vì trong đoàn có một chị mang thai tháng thứ 8, được cử đi đề phòng thai phụ sinh con hoặc xuất hiện tai biến sản khoa có thể xảy ra trên chuyến bay. Một bác sĩ Phó Trưởng khoa Cấp cứu của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đây là bác sĩ rất quan trọng để ứng cứu, đề phòng chuyện bất trắc nếu có tình huống gì xảy ra trên máy bay. Một điều dưỡng Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để thực hiện các y lệnh của bác sĩ khi sức khỏe của những người này có vấn đề". 

Giờ đây, các anh cũng như 30 công dân kia, đang tạm cách ly, đề phòng nếu các anh đi từ vùng dịch trở về có thể tiếp xúc với nguồn bệnh, để 14 ngày sau không có vấn đề gì thì các anh được về với gia đình, về với bệnh viện nơi các anh công tác.

Trong cuộc sống, "ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”. Hành động của các anh - những chiến sĩ áo trắng đã hy sinh thầm lặng, dấn thân vì nghề nghiệp, không ngại vất vả, hiểm nguy, vì sức khỏe cộng đồng, thật đáng cảm phục, đáng tôn vinh.


                               Theo Baotintuc

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục