Ban tin lúc 18h ngày 28/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã có thêm 7 ca bệnh dương tính với COVID-19 ở Đà Nẵng, Quảng Nam. Đến thời điểm này Việt Nam có 438 ca bệnh. 


 Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ Y tế

CA BỆNH 432 (BN432): Bệnh nhân nữ, 63 tuổi, địa chỉ tại thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ngày 18/7, bệnh nhân tham dự tiệc cưới tại Trung tâm Tiệc cưới và Hội nghị For You Place (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng). Kết quả xét nghiệm ngày 27/7/2020 là dương tính với SARS-CoV-2.

CA BỆNH 433 (BN433): Bệnh nhân nữ, 67 tuổi, ở xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ngày 13-16/07, bệnh nhân chăm chồng điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 20/07, bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt nhẹ, gọi y tế tư nhân đến điều trị tại nhà. Ngày 25/07, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức. Ngày 27/07, lấy mẫu xét nghiệm và kết quả ngày 28/7 là dương tính với SARS-CoV-2.

CA BỆNH 434 (BN434): Bệnh nhân nữ, 71 tuổi, địa chỉ tại phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.

Ngày 26/7, bệnh nhân thấy mệt, bị ho, sốt, điều trị tại Bệnh viện 199 - Bộ Công an, 21h00 cùng ngày bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Y tế quận Sơn Trà. Ngày 27/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

CA BỆNH 435 (BN435): Bệnh nhân nữ, 29 tuổi, phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng, nhân viên Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 27/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

CA BỆNH 436 (BN436): Bệnh nhân nam, 66 tuổi, xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

CA BỆNH 437 (BN437): Bệnh nhân nam, 61 tuổi, phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

CA BỆNH 438 (BN438): Bệnh nhân nam, 56 tuổi, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

BN436, BN437, BN438 đều là bệnh nhân của Khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 27/7, các bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Theo đó, tổng số ca mắc: 438 ca.Tính đến 18h ngày 28/7: Việt Nam có tổng cộng 431 ca mắc COVID-19, trong đó 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Tính từ 6h ngày 28/7 đến 18h ngày 28/7:  ghi nhận 7 ca mắc mới.

Về số người cách ly, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 15.033, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện là 322; cách ly tập trung tại cơ sở khác là 12.458; cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 2.253

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này đã có 369/438 ca bệnh COVID-19 của nước ta được công bố khỏi bệnh, chiếm 84,7% tổng số ca bệnh. Riêng đối với bệnh nhân người nước ngoài, đến nay có 50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đều đã được Việt Nam điều trị khỏi. Không có trường hợp bệnh nhân COVID-19 nặng nào tử vong cho đến thời điểm này.

Tính đến chiều ngày 28/7, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 5 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 2 lần với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 61 bệnh nhân dương tính với virus gây COVID-19./.


Theo Dangcongssan.vn

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục