Bệnh nhân 428 là ca bệnh COVID-19 tử vong đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh nhân 70 tuổi, sống tại Hội An, Quảng Nam mắc nhiều bệnh lý nền.

Theo thông tin tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 vào chiều 31/7, Việt Nam đã có ca đầu tiên tử vong do dịch COVID-19. Đó là bệnh nhân (BN) 428, 70 tuổi, trú tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.

BN 428 vào Khoa Nội thận - Tiết niệu (Bệnh viện Đà Nẵng) ngày 9/7 với chẩn đoán bệnh thận giai đoạn cuối, đang phải chạy thận nhân tạo 2 lần/tuần. Bệnh nhân có tiền sử huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, viêm phổi. Bệnh nhân được lấy mẫu và xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 ngày 27/7.

Theo tin từ Tiểu ban điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, 5h30 ngày 30/7/2020, bệnh nhân xuất hiện suy hô hấp tiến hành đặt ống nội khí quản, thở máy VCV, được tiến hành lọc máu tĩnh mạch – tĩnh mạch liên tục.

7h30 ngày 30/7/2020, bệnh nhân xuất hiện nhịp tim rời rạc chậm dần, xuất hiện ngừng tim, tiến hành cấp cứu ngừng tim 5 phút có tim trở lại. Bệnh nhân được điều trị lọc máu tĩnh mạch liên tục.

21h45 ngày 30/7/2020 bệnh nhân được vận chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế, trên đường vận chuyển mang theo monitor theo dõi và các thiết bị hồi sức cấp cứu đầy đủ.

0h25 ngày 31/7/2020 bệnh nhân nhập Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế trong tình trạng rất nặng, tiên lượng tử vong rất cao. Sau đó 5 phút, bệnh nhân xuất hiện nhịp tim chậm được cấp cứu và chỉ định thở máy tại ICU. Sau 5 phút mất mạch, được cấp cứu hồi sức thì mạch xuất hiện và huyết áp tăng trở lại 190 – 200 mmHg, 30 phút sau huyết áp xuống 140 – 110/70 mmHg.

Rạng sáng ngày 31/7/2020 bệnh nhân xuất hiện ngừng tim, được cấp cứu tại chỗ, nhưng đã tử vong lúc 5h30 ngày 31/7/2020.

Tiểu ban Điều trị đánh giá đây là trường hợp bệnh nhân rất nặng, cao tuổi, nhiều bệnh lý nền nặng, đã được hội chẩn nhiều lần của Tiểu ban điều trị và các chuyên gia đầu ngành về hồi sức cấp cứu, tim mạch, truyền nhiễm; được Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế điều trị, hồi sức tích cực, cấp cứu liên tục, nhưng đã tử vong.

Nguyên nhân tử vong: Nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân có bệnh lý nền tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, suy thận mạn giai đoạn cuối, biến chứng: suy hô hấp do suy tim và COVID-19.

Theo Cand.com.vn

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục