(HBĐT) - Giữa tháng 8, tại xóm Bà Rà, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) xảy ra hiện tượng lợn bỏ ăn kèm sốt. Ngay sau khi nhận được tin báo, UBND xã chỉ đạo cán bộ thú y nắm bắt tình hình, đồng thời báo cáo các cơ quan liên quan để lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm. Ngày 18/8, các mẫu bệnh phẩm có kết quả dương tính với dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Theo thống kê, đến hết ngày 25/8, toàn xóm Bà Rà có 4 hộ lợn bị chết, với số lượng 19 con. Trong đó, 16 con lợn chết được lấy mẫu bệnh phẩm đều có kết quả dương tính với DTLCP; 3 con lợn chết chưa rõ nguyên nhân.


Người dân xóm Bà Rà, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.

Đồng chí Nguyễn Khắc Thành, Chủ tịch UBND xã cho biết: Ngay sau khi xóm Bà Rà xuất hiện DTLCP, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa sự lây lan của dịch, thành lập chốt kiểm dịch tại đầu đường dẫn vào xóm Bà Rà. Theo đó, bất kỳ người dân từ nơi khác đi vào xóm đều được phun thuốc khử trùng phương tiện đi lại. Nghiêm cấm người dân vận chuyển lợn từ xóm ra ngoài. Xã hỗ trợ 3 tạ vôi bột, xóm mua 1 tấn vôi bột rắc xung quanh chuồng trại chăn nuôi. Ngoài ra, xã hỗ trợ, hướng dẫn, giám sát người dân phun thuốc khử trùng; giám sát chặt chẽ đàn lợn, khi phát hiện lợn có dấu hiệu bỏ ăn tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, lập biên bản. UBND xã phối hợp lãnh đạo xóm Bà Rà tuyên truyền, vận động người dân trong xóm hạn chế đi lại, không sang những nhà có lợn mắc DTLCP để tránh trường hợp lây lan dịch bệnh…

Xóm Bà Rà có 87 hộ thì có tới 84 hộ nuôi lợn, với tổng đàn 556 con. Hộ nuôi nhiều khoảng hơn 30 con, hộ nuôi ít 4 - 5 con. Người dân nuôi cả lợn thương phẩm và lợn lái. Nhờ nuôi lợn, đời sống của bà con trở lên khá giả, như gia đình ông Đinh Trung Minh thu nhập mỗi năm từ nuôi lợn khoảng 170 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế từ nuôi lợn đem lại cho người dân xóm Bà Rà tương đối cao, thế nhưng, DTLCP khiến gia đình anh Lý Sinh Phòng trắng tay, với 8 con lợn chết do mắc bệnh. 

Những ngày này, người dân xóm Bà Rà nơm nớp lo lắng DTLCP đe dọa đàn lợn của gia đình. Những hộ nuôi nhiều lợn như ngồi trên đống lửa. Anh Đinh Trung Minh chia sẻ: Gia đình tôi hiện nuôi 30 con lợn, có 4 lợn lái, còn lại là lợn thương phẩm. Lợn thương phẩm đang trên đà lớn, khoảng 50 - 60 kg/con. Từ khi trong xóm xuất hiện dịch tôi rất lo lắng. Được sự hướng dẫn phòng, chống dịch của UBND xã, gia đình tôi thực hiện rắc vôi bột, phun thuốc khử trùng, giữ vệ sinh chuồng trại sạch, thoáng mát, không cho người lạ vào thăm chuồng, trong gia đình chỉ có tôi cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại.

Theo thống kê, toàn xã Hùng Sơn có tổng đàn lợn 1.825 con. Là xã được sáp nhập từ 3 xã Bắc Sơn, Nật Sơn, Hùng Tiến, địa bàn rộng, dân cư phân bố thưa, công tác kiểm soát dịch gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cấp ủy, chính quyền và người dân Hùng Sơn quyết tâm ngăn ngừa sự lây lan của DTLCP. Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Thời gian tới, để kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan của dịch, xã tiếp tục phối hợp chặt với Phòng NN&PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện để theo dõi tình hình dịch bệnh; phân công cán bộ thường xuyên kiểm tra, theo dõi đàn lợn tại các xóm. Hỗ trợ, tạm ứng vật tư để bà con phun thuốc tiêu độc, khử trùng, rắc vôi bột tại chuồng nuôi. Chủ động giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện lợn mắc bệnh, nghi mắc DTLCP; xử lý nghiêm các trường hợp không báo dịch, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường. Tuyên truyền, vận động người dân chú trọng các biện pháp chăm sóc, đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại cho đàn vật nuôi; khuyến cáo người dân không tái đàn trong thời điểm này. Đặc biệt, xã kiên quyết không để xảy ra tình trạng tẩu tán lợn ra khỏi ổ dịch để bán.


Thu Thủy

Các tin khác


Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục