(HBĐT) - Rửa tay bằng xà phòng là biện pháp đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng, chống dịch bệnh, đó là khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Theo khuyến cáo, từ năm 2008 đến nay, ngành Y tế nước ta đã duy trì, thực hiện tốt các hoạt động nhằm lan tỏa thông điệp "Rửa tay vì sức khỏe của bạn và cộng đồng”. Từ nhiều năm nay, Hòa Bình đã duy trì đều đặn việc lan tỏa thông điệp này đến với các tầng lớp Nhân dân.

 


Các cháu nhỏ trường Mầm non Hợp Kim, xã Kim Lập (Kim Bôi) vệ sinh tay trước giờ ăn, ngủ.

Lễ mít tinh hưởng ứng ngày "Thế giới rửa tay với xà phòng” năm nay dự kiến sẽ diễn ra vào sáng 11/10, tại Cung Văn hóa tỉnh. Lễ mít tinh do Bộ Y tế, Quỹ Unilever Việt Nam phối hợp UBND tỉnh tổ chức với quy mô lớn, có sự tham gia của gần 500 đại biểu, bao gồm đại diện một số bộ, ngành T.Ư, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Sở Y tế một số tỉnh bạn và đông đảo học sinh tiểu học, THCS, hội viên các đoàn thể: thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, nông dân, người cao tuổi ở TP Hòa Bình. Sự kiện được tổ chức nhằm kêu gọi sự quan tâm, ưu tiên của các cấp chính quyền cho vệ sinh cá nhân, vệ sinh nông thôn tại Hoà Bình, nâng cao nhận thức của người dân, tạo thói quen thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch trong cộng đồng. Bởi vậy, kịch bản chương trình đã được xây dựng chi tiết, kỹ lưỡng, hoạt động truyền thông được triển khai khá sớm.

Đồng chí Hoàng Thị Thủy, Phó Giám đốc Sở Y tế chia sẻ: Hòa Bình rất vinh dự được chọn là một trong những đơn vị tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng ngày "Thế giới rửa tay với xà phòng” năm 2020 với quy mô lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh tiếp tục lan tỏa thông điệp "Rửa tay vì sức khỏe của bạn và cộng đồng”.

Theo khảo sát, thống kê của Bộ Y tế: gần một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao (trên 100.000 dân) như: cúm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay chân miệng, lỵ, quai bị, thuỷ đậu… là những bệnh liên quan tới nước sạch, vệ sinh môi trường. Kết quả nghiên cứu của giới y học cho thấy: rửa tay với xà phòng ở các thời điểm quan trọng như trước bữa ăn hoặc sau khi đi vệ sinh có thể ngăn chặn sự lan truyền mầm bệnh. Rửa tay với xà phòng cũng làm giảm tới gần 50% trường hợp mắc tiêu chảy, hơn 20% các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp và giảm 15% trường hợp suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi, 40% trường hợp nhiễm khuẩn trong cơ sở y tế. Do đó, rửa tay với xà phòng là hành vi cần được khuyến khích, duy trì trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày của mỗi người dân.

Chương trình lễ mít tinh hưởng ứng ngày "Thế giới rửa tay với xà phòng” năm 2020 tại Cung Văn hóa tỉnh vào sáng 11/10 đã được lên kịch bản: Chương trình văn nghệ chào mừng do học sinh TP Hòa Bình và cán bộ ngành Y tế tỉnh biểu diễn. Đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, Quỹ Unilever Việt Nam phát biểu truyền thông lan tỏa thông điệp rửa tay với xà phòng. Phần cuối chương trình có tặng quà với hiện vật là xà phòng, nước rửa tay, sữa tắm… cho một số trường học trên địa bàn TP Hòa Bình. Theo kỳ vọng, lễ mít tinh sẽ tạo sự lan tỏa mạnh mẽ kêu gọi các các cấp, các ngành và mỗi người dân quan tâm hơn tới việc tạo thói quen rửa tay với xà phòng. Đảm bảo tất cả mọi người dân, nhất là người già, trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số được đề cập đến trong mọi chương trình, chính sách, hoạt động thúc đẩy rửa tay với xà phòng. Tất cả các cơ quan, đơn vị, trường học, cơ sở y tế, những nơi công cộng có các điểm rửa tay có đủ nước sạch, xà phòng hay chất tẩy rửa phù hợp, để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận, sử dụng. Một mặt, đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của việc rửa tay với xà phòng, làm cho hành động này trở thành thói quen thường xuyên hàng ngày của mỗi người.

Lam Nguyệt


Các tin khác


PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Chúng ta rất thận trọng khi triển khai tiêm vaccine COVID-19

Trước thông tin từ tờ Telegraph (Anh) về việc vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, ngày 3/5, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà khi Việt Nam tổ chức tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca cũng đã được cảnh báo.

Tận tâm chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Hòa Bình nỗ lực triển khai các giải pháp, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân thông qua việc tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; triển khai các dịch vụ kỹ thuật trong khám, chữa bệnh (KCB); xây dựng phong cách phục vụ văn minh, thân thiện; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục