(HBĐT) - Ngày 11/11, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh chính thức triển khai hình thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt.


Thanh toán viện phí thông qua thẻ khám, chữa bệnh giúp giảm thời gian thanh toán, giảm thủ tục hành chính và nhiều lợi ích khác.

Theo đó, hình thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt được BVĐK tỉnh triển khai thông qua phát hành thẻ khám, chữa bệnh. BVĐK tỉnh mong muốn sẽ giúp người bệnh rút ngắn thời gian lấy phiếu khám, thời gian thanh toán viện phí, giảm thủ tục hành chính. Đặc biệt, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 do tập trung đám đông xếp hàng làm thủ tục cũng như đóng viện phí. Đồng thời, giúp cơ quan quản lý nhanh chóng điều tra lịch sử khám, chữa bệnh, khoanh vùng kiểm soát dịch trong trường hợp cần thiết một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Về cách thức sử sụng, người dân khi đến làm thủ tục khám, chữa bệnh, nếu có nhu cầu thanh toán viện phí không dùng tiền mặt sẽ được bộ phận tiếp đón cấp 1 thẻ khám bệnh miễn phí. Người bệnh nạp tiền viện phí vào thẻ theo hướng dẫn tại quầy thanh toán bệnh viện. Thẻ ngoài chức năng giống một thẻ ngân hàng còn giúp người bệnh lưu trữ toàn bộ thông tin, lịch sử khám, hỗ trợ việc tái khám được nhanh chóng. Người bệnh cũng có thể sử dụng thẻ để đăng ký khám trực tuyến, hoặc cầm thẻ đến check in tại các ki ốt tự phục vụ để lấy phiếu khám tại bệnh viện mà không mất thời gian chờ đợi.

Để đảm bảo các quyền lợi cho người sử dụng thẻ, trong thời gian tới, BVĐK tỉnh sẽ hoàn thiện hệ thống thanh toán viện phí không dùng thẻ, lắp đặt thêm các ki ốt tự phục vụ, cây ATM tại bệnh viện, giúp việc thanh toán, giao dịch thuận tiện nhất.

Nguyễn Tuyết 
(Bệnh viện Đa khoa tỉnh)


Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục