Trong những ngày giá rét vừa qua, lượng bệnh nhi phải nhập viện điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương có xu hướng gia tăng. Phổ biến nhất là các bệnh đường hô hấp, lượng bệnh nhi nhập viện đã vượt quá số giường nội trú thực kê.

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, tính đến chiều ngày 10.1, tổng số bệnh nhi đến khám là 1436. Toàn bệnh viện hiện có 1864 bệnh nhân nội trú (tổng số giường nội trú thực kê hiện có: 2184).

Số lượng bệnh nhân nội trú hiện có tại các Trung tâm hầu hết đã đạt xấp xỉ 100%, thậm chí vượt số giường thực kê. Cụ thể: Tại Trung tâm Cấp cứu Chống độc: 95/100; Trung tâm Hô hấp: 149/147; Trung tâm Tim mạch: 113/113; Trung tâm bệnh Nhiệt đới: 165/170.

Theo các bác sĩ, những ngày vừa qua, lượng bệnh nhân đến khám ngoại trú giảm nhưng bệnh nhân nội trú nặng lại có xu hướng tăng nhẹ.

TS.BS Lê Thị Hồng Hanh - Giám đốc Trung tâm Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay: Trong những ngày thời tiết giá lạnh, trẻ em dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Viêm hô hấp trên hay gặp như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa.

Bệnh viêm đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, hoặc có những bệnh nhân nặng như viêm phế quản phổi. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì trẻ có thể diễn biến nặng.


Người nhà đưa bệnh nhi đến nhập viện tại BV Nhi TƯ. Ảnh: Vy Hiếu

Bác sĩ Hanh khuyến cáo để phòng tránh các bệnh cho trẻ nói chung, cũng như các bệnh về đường hô hấp, gia đình nên vệ sinh mũi, họng hàng ngày cho trẻ, giữ ấm nhưng không để cho trẻ nóng quá, cũng như không để trẻ bị nhiễm lạnh.
Bên cạnh đó, khi cho trẻ ra ngoài trong thời tiết giá rét, cha mẹ nên mặc quần áo ấm, đeo khẩu trang cho trẻ phòng nhiễm lạnh ở mũi, miệng, phổi; quàng khăn ấm, đeo tất tay, tất chân, đội mũ cho trẻ .

Theo TS.BS Lê Thị Hồng Hanh, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng, chống các bệnh hô hấp, ngoài việc cho trẻ ăn đủ thịt, cá, trứng, sữa, cha mẹ cũng cần bổ sung các loại vitamin hoặc những chất khoáng, ăn rau và hoa quả, uống đủ nước có tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn nếu có thể.

Một biện pháp phòng, tránh bệnh hô hấp hiệu quả là cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ. Đặc biệt,tránh để trẻ tiếp xúc với những trẻ bị ốm, sốt, ho.

Một điều rất quan trọng mà cha mẹ cũng cần chú ý, để trẻ sống trong môi trường thông thoáng, cửa cần kín tránh gió lùa, phòng ngủ sạch sẽ. Nếu ở trong môi trường không khí bẩn, ô nhiễm, ẩm thấp sẽ làm cho trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp.

"Nhiều cha mẹ mặc nhiều quần áo để giữ ấm cho trẻ, tuy nhiên khi trẻ đùa nghịch bị ra mồ hôi, rồi ngấm ngược vào quần áo, khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Khi trẻ bị ốm, có nhiều cha mẹ lại kiêng tắm cho con vì sợ tắm dễ bị nhiễm lạnh, điều này không hợp lý bởi cơ thể trẻ là cơ thể đang phát triển, nhất là nếu trẻ chơi đùa sẽ ra mồ hôi.

Vì vậy, dù trẻ có bị sốt hay ho, viêm mũi, họng cha mẹ vẫn nên lau người, thay quần áo sạch sẽ hàng ngày cho con. Hoặc cha mẹ có thể tắm cho trẻ ở trong phòng ấm, tắm nhanh, lau người khô, mặc quần áo ấm, như thế sẽ an toàn cho trẻ”– Bác sĩ Hanh nói.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo khi trẻ có các dấu hiệu ho, khò khè, sốt cao, uống hạ sốt không đáp ứng, thở nhanh, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, nôn trớ cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.


Theo Báo Lao động

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục