(HBĐT) - Trong thời gian qua, tình trạng thịt "bẩn”, ôi thiu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu… tuồn vào chợ và các nhà hàng để tiêu thụ, khiến người dân canh cánh nỗi lo nhiễm bệnh ngay trên bàn ăn của gia đình và các nhà hàng. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng "rau hai luống, lợn hai chuồng”, các loại hóa chất được sử dụng khi trồng và chăm sóc vật nuôi, cây trồng khiến người lo ngại.


Nhân viên nhà hàng Gia Hân và Bếp Mường Đà Giang thu hoạch rau tại trang trại để chế biến các món ăn phục vụ nhu cầu thực khách.

Trước thực trạng đó, chủ nhà hàng Gia Hân - Bếp Mường Đà Giang (TP  Hòa Bình) đã nảy ý tưởng và quyết định triển khai thực hiện mô hình chuỗi sản xuất thực phẩm sạch từ trang trại đến bàn ăn để nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm. Anh Nguyễn Trọng Tấn, chủ nhà hàng cho biết: Để triển khai mô hình,   đầu năm 2018, tôi thuê hơn 1 ha đất tại khu vực tổ 1, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) nghiên cứu kỹ lưỡng từ quy trình cải tạo đất, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi đến quy trình chăm sóc nhằm thu được sản phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Trong hơn 2 năm xây dựng, thâm canh theo phương châm "mùa nào thức ấy”, mô hình chuỗi sản xuất sạch từ trang trại đến bàn ăn của Nguyễn Trọng Tấn không chỉ đảm bảo cung cấp rau, củ, quả sạch, lợn bản địa, vịt cổ xanh cho 2 nhà hàng Gia Hân và Bếp Mường Đà Giang. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2020 đến nay, nhiều lần trang trại đã cung cấp rau sạch cho Trung đoàn 814 (TP Hòa Bình), đơn vị tiếp nhận, quản lý công dân từ nước ngoài về Việt Nam để cách ly phòng, chống dịch Covid-19. Gần đây nhất,  trang trại của Nguyễn Trọng Tấn đã hỗ trợ hơn 1 tấn rau, củ, quả cho người dân tổ 3, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình)  bị phong tỏa để phòng, chống dịch  Covid-19. Việc làm thiết thực vì cộng đồng đó được các ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương và dân cư trên địa bàn ghi nhận, đánh giá cao.

Là một trong những người được giao nhiệm vụ trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi tại trang trại, chị Nguyễn Thị Sỹ chia sẻ: Tuân thủ nghiêm ngặt quy định của chủ trang trại, quá trình trồng, chăm sóc các loại rau, chăn nuôi lợn bản địa, vịt cổ xanh, chúng tôi tuyệt đối không sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và thức ăn công nghiệp. Trồng rau hữu cơ và chăn nuôi theo phương pháp truyền thống nên thực phẩm đảm bảo sạch, bổ dưỡng, được khách hàng ưa chuộng.

Cùng với tạo nguồn thực phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu của thực khách và góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, nhà hàng Gia Hân và Bếp Mường Đà Giang đã tìm tòi, sưu tầm, đưa vào thực đơn nhiều món ăn truyền thống của đồng bào các dân tộc Mường, Tày, Dao, Mông như: rau rừng - lòng cá, thắng cố ngựa, cỗ lá lợn bản… Từ cách làm đó, nhà hàng Gia Hân và Bếp Mường Đà Giang ngày càng được thực khách gần xa tin tưởng, lựa chọn.

Anh Bùi Ngọc Tiến, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) cho biết: Đến nhà hàng Gia Hân và Bếp Mường Đà Giang, tôi ấn tượng với các món ăn được chế biến theo phương thức truyền thống của các dân tộc. Tôi yên tâm về nguồn thực phẩm ở đây vì đã được chủ nhà hàng đưa vào thăm trang trại. Bạn tôi ở các tỉnh, thành phố khác khi về Hòa Bình được đưa đến đây thưởng thức cũng đánh giá cao những món ăn truyền thống, chế biến theo mô hình chuỗi sản phẩm sạch từ trang trại đến bàn ăn của nhà hàng Gia Hân và Bếp Mường  Đà Giang.

Việc triển khai thực hiện mô hình chuỗi sản xuất thực phẩm sạch từ trang trại đến bàn ăn để nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà hàng Gia Hân và Bếp Mường Đà Giang cho thấy, thực phẩm sạch từ trang trại đến bàn ăn đã, đang trở thành xu hướng sản xuất, tiêu dùng tất yếu được nhiều người tiêu dùng ủng hộ. Nắm bắt và lựa chọn xu thế này cũng có thể xem là hướng đi mới giúp các doanh nghiệp, nhà hàng không ngừng phát triển trong không gian kinh tế mở, đa chiều và nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của người tiêu dùng.


Đức Phượng 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục