(HBĐT) - Đến thời điểm này, huyện Cao Phong chưa ghi nhận trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2. Nỗ lực của các cấp, ngành và tinh thần bám sát cơ sở của chính quyền địa phương đã trợ lực cho người dân cùng chung tay phòng, chống dịch (PCD) Covid-19. Với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự hợp tác của người dân giúp công tác PCD hiệu quả hơn.


Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Cao Phong khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho đối tượng ưu tiên.

Thời gian qua, công tác PCD Covid-19 được huyện quan tâm triển khai đồng bộ các biện pháp như: Huyện ủy, UBND huyện, Ban Chỉ đạo (BCĐ) PCD Covid-19 huyện ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác phòng dịch, phân công thành viên BCĐ phụ trách địa bàn xã, hàng ngày xuống xã nắm bắt tình hình dịch bệnh. Tại các chợ có biển cảnh báo, nội quy khi họp chợ trong mùa dịch, tuyệt đối không cho người không đeo khẩu trang vào chợ. Tạm dừng tổ chức bán hàng ăn uống, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, tạm dừng các quán karaoke, các hoạt động lễ hội, hoạt động thể thao thời điểm dịch diễn biến phức tạp. Tổ điều tra, giám sát tại các khu, thôn, xóm rà soát công dân có yếu tố dịch tễ đi về từ các nước, các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó đặc biệt lưu ý đối với những người có lịch sử đi về từ các điểm dịch theo thông báo của Bộ Y tế trong thời gian từ ngày 1/1/2021 trở lại, đồng thời rà soát F1, F2, F3 đối với công dân có liên quan đến 2 ca F0 tại huyện Tân Lạc và TP Hoà Bình, hướng dẫn người dân cài phần mềm Bluzone trên điện thoại thông minh, yêu cầu điện thoại luôn bật chế độ bluetooth, tự theo dõi sức khỏe... Công tác tuyên truyền được triển khai thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức.

Theo đó, toàn huyện có 4 trường hợp F1 được cách ly tập trung (đến ngày 11/2/2021 hết thời gian cách ly tập trung); 216 người đã thực hiện cách ly tại nhà; hướng dẫn quản lý tự theo dõi sức khỏe 900 công dân tiếp xúc F2 và các trường hợp đi về từ vùng dịch. Lấy 339 mẫu bệnh phẩm gửi CDC tỉnh xét nghiệm, kết quả 339 mẫu đều âm tính.

Huyện đã thành lập 2 khu điều trị y tế cho người nghi nhiễm Covid-19, với số giường bệnh 14 giường, 2 khu cách ly tập trung đảm bảo chứa được 500 người, tại các khu được chuẩn bị cơ bản trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác điều trị, cách ly đối với người có nguy cơ cao. Chuẩn bị dự phòng 1 khu điều trị y tế với 50 giường, 1 khu cách ly tập trung 200 giường. Đồng thời, UBND huyện cấp bổ sung 237 triệu đồng từ nguồn ngân sách dự phòng để phục vụ công tác phòng dịch, mua sắm trang thiết bị cho khu cách ly tập trung của huyện.

Đến hết tháng 3, đã có 144 người được tiêm vắc xin phòng Covid-19 là các y, bác sỹ làm việc tại Trung tâm Y tế huyện, trạm y tế các xã, thị trấn và các đối tượng ưu tiên trên địa bàn.

Đồng chí Quách Văn Ngoan, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Do tình hình dịch bệnh với chủng mới diễn biến nhanh hơn, dễ lây nhiễm hơn, nên phải xác định tâm thế luôn chủ động trong công tác phòng dịch ở mức độ cao nhất và thực hiện triển khai tốt. BCĐ huyện ban hành văn bản chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn tích cực, chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp PCD cụ thể, phù hợp tình hình với tinh thần nâng cao thêm một cấp, đảm bảo theo phương châm "4 tại chỗ". Tiếp tục theo dõi diễn biến của dịch bệnh, duy trì sẵn sàng các phương án phòng dịch, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền đến Nhân dân, không để có ý thức chủ quan trong công tác phòng dịch Covid-19. Sẵn sàng công tác chuẩn bị mở rộng khu cách ly y tế, khu cách ly tập trung. Các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nhất là ở địa bàn có tổ chức lễ hội, du lịch (đảm bảo thực hiện khuyến cáo "5K" của Bộ Y tế). Kiên quyết xử lý nghiêm trường hợp vi phạm trong triển khai thực hiện các biện pháp PCD theo đúng quy định. Song hành các biện pháp PCD kéo dài cùng với nhiệm vụ phát triển KT-XH.


Đinh Thắng

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục