Thành công bước đầu của cuộc chiến chống Covid-19 trong hơn một năm qua, ngoài sự chỉ đạo sát sao của Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, nỗ lực của các ngành, các cấp thì sự đồng lòng của nhân dân là một yếu tố hết sức quan trọng. Tuy nhiên, dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi những biện pháp quyết liệt hơn và cần có sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng. Việc ra đời của Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19 là một sáng kiến, thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ trong việc sớm ngăn chặn dịch bệnh, mang lại cuộc sống bình thường cho nhân dân.

 



Tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành tiêm 150 nghìn liều vắc-xin phòng Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và công nhân trên địa bàn. Ảnh: ÐỨC DUY

Ngay từ ngày đầu dịch Covid-19 xuất hiện, các đồng chí lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Chính phủ đã có sự chỉ đạo sát sao với những giải pháp quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, phản ứng kịp thời, sát thực tiễn; các bộ, ban, ngành và cấp ủy đảng, chính quyền các cấp vào cuộc rất quyết liệt và toàn thể nhân dân đồng tình, hưởng ứng, tích cực tham gia. Tinh thần "sẵn sàng hy sinh một số lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ tốt nhất an toàn sức khỏe cho nhân dân"; "chống dịch như chống giặc"… được duy trì thực hiện xuyên suốt. Nhờ đó, Việt Nam đã được ghi nhận là một trong những điểm sáng trên thế giới về thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Các thống kê cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia xử lý đại dịch hiệu quả nhất với tỷ lệ người nhiễm và chết thấp nhất; Việt Nam là một trong số ít những nước trên thế giới có tăng trưởng dương trong thời gian xảy ra đại dịch...

Việt Nam đang trong làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19. Mà đợt dịch sau luôn chứa đựng những yếu tố khó khăn, thậm chí khốc liệt hơn so với đợt dịch trước. Như trong đợt dịch thứ tư này, không chỉ gia tăng về quy mô, số lượng (số người mắc Covid-19 nhiều hơn ba đợt dịch trước cộng lại), đã ghi nhận sự biến chủng của vi-rút SARS-CoV-2, với tốc độ lây lan nhanh… đòi hỏi phải có những giải pháp chống dịch phù hợp, hiệu quả hơn. Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã đề cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong cuộc chiến đầy cam go này. Mặt khác, phương châm chống dịch cũng được điều chỉnh, không chỉ là 5K mà được mở rộng lên 5K + vắc-xin và ứng dụng công nghệ chặt chẽ, rộng rãi, nghiêm ngặt.

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, đại dịch Covid-19 đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới và đảo lộn đời sống, kinh tế - xã hội của các quốc gia. Ðến nay đại dịch vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, cho nên giải pháp vắc-xin là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ tính mạng của người dân và đưa cuộc sống trở lại bình thường. Hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam đã và đang phấn đấu thực hiện mục tiêu bao phủ vắc-xin cho ít nhất hai phần ba dân số đến hết năm 2021.

Người đứng đầu ngành y tế cũng chia sẻ, để có thể tiếp cận được nguồn vắc-xin trong bối cảnh khan hiếm trên quy mô toàn cầu, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã nỗ lực, cố gắng đưa vắc-xin về Việt Nam. Hơn 200 cuộc trao đổi, làm việc, đàm phán với các tổ chức, nhà sản xuất vắc-xin được Bộ Y tế bền bỉ thực hiện suốt từ giữa năm 2020 đến nay đã giúp Việt Nam có được 130 triệu liều vắc-xin trong năm 2021. Bộ Y tế vẫn đang tiếp tục trao đổi nhằm đạt mục tiêu 150 triệu liều vắc-xin để tạo miễn dịch cộng đồng trong năm 2021. Tất cả các vắc-xin được Bộ Y tế cấp phép sử dụng và đưa về Việt Nam đều bảo đảm an toàn và hiệu quả.

Hiện nay ngành Y tế đã triển khai chiến dịch tiêm chủng với quy mô lớn nhất trong lịch sử của ngành, trong đó vấn đề an toàn tiêm chủng được lên hàng đầu, đây cũng là điểm khác biệt của Việt Nam so với các quốc gia khác. Tính đến chiều 5-6, tổng cộng đã có hơn 1,243 triệu người được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đợt 1 và đợt 2, trong đó có hơn 33 nghìn người được tiêm đủ hai mũi vắc-xin phòng Covid-19.

Có lẽ chưa có khi nào ngành y tế đồng thời tiến hành nhiều nhiệm vụ cùng lúc như bây giờ, vừa thần tốc chống dịch với lực lượng ở mọi chiến tuyến, vừa nỗ lực khám, chữa bệnh tại tất cả các cơ sở y tế để bảo vệ sức khỏe của người dân, vừa khẩn trương triển khai tiêm chủng an toàn, bảo đảm độ bao phủ cho người dân. Trong những ngày tới, khi nguồn cung vắc-xin dồi dào hơn, ngành y tế sẽ huy động tổng lực với hơn 10 nghìn cơ sở y tế và hàng chục nghìn cán bộ y tế trong cả nước thực hiện khẩn trương và hiệu quả chiến dịch tiêm chủng với phương châm "tiêm đến đâu an toàn đến đó", "không bỏ phí bất cứ một liều vắc-xin nào" và "không lãng phí bất cứ đồng nào từ Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19 của Việt Nam".

Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hơn một năm qua, rất nhiều cá nhân, tổ chức đã nêu cao tinh thần trách nhiệm với xã hội, với đồng bào. Hình ảnh những người nông dân chia sẻ từng mớ rau, cân gạo cho lực lượng chống dịch; hay bà mẹ liệt sĩ đến trụ sở chính quyền ủng hộ những đồng tiền chắt chiu, dành dụm đã đi sâu vào tâm trí mỗi người dân…

Tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19 để thực hiện sứ mệnh huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách Nhà nước nhằm phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân trên nguyên tắc bảo đảm sự tự nguyện đóng góp, hoạt động công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật, thuận lợi nhất cho việc đóng góp. Ngay khi vừa thành lập, Quỹ đã nhanh chóng nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo doanh nghiệp, người dân trong cả nước và kiều bào ở nước ngoài với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Ghi nhận những tấm lòng cao quý đó, phát biểu ý kiến tại lễ ra mắt Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19 tối 5-6, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, mỗi đồng tiền được đóng góp vào Quỹ không chỉ là sự đóng góp công sức, giá trị vật chất mà còn là sự sẻ chia, cộng đồng trách nhiệm, đồng tâm hiệp lực của nhân dân với Ðảng, Nhà nước, Chính phủ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Kết quả đó là một minh chứng sinh động cho thấy đây thật sự là quỹ của sự nhân ái, của tinh thần đoàn kết, của niềm tin, của trái tim kết nối trái tim để cùng nhau vượt qua khó khăn, góp phần tạo nên một Việt Nam chiến thắng, để một lần nữa chúng ta lại ghi danh, viết nên lịch sử chiến thắng vẻ vang của dân tộc - chiến thắng đại dịch Covid-19. Hơn lúc nào hết, mỗi người dân trong cả nước đều hoàn toàn tin tưởng và sẽ chung tay, góp sức cho chiến thắng đó.

                                                                             Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục