12 giờ qua, Việt Nam phát hiện thêm 95 ca nhiễm Covid-19 trong nước. Trong đó, Bắc Ninh là địa phương có số ca nhiễm nhiều nhất tới 34 ca, Bắc Giang có 32 ca. Sáng nay, 22 nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh được xác định nhiễm Covid-19.

Đến nay, Việt Nam có tổng cộng 8.704 ca ghi nhận trong nước và 1.633 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27-4 đến nay là 7.134 ca
Số lượng xét nghiệm từ 29-4 đến nay đã thực hiện 2.029.946 mẫu cho 4.464.774 lượt người
21 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới
1.454.221 liều vaccine đã được tiêm tại Việt Nam

Việt Nam có thêm 95 ca nhiễm Covid-19 trong nước

Việt Nam có thêm 95 ca nhiễm Covid-19 trong nước -0

Sáng 13-6, Việt Nam ghi nhận thêm 96 ca nhiễm Covid-19 mới, bao gồm một ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Quảng Nam và 95 ca ghi nhận trong nước. Trong đó 73/95 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

Đến nay, Việt Nam có tổng cộng 8.704 ca ghi nhận trong nước và 1.633 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27-4 đến nay là 7.134 ca.

Có 21 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Phòng, Tây Ninh, Gia Lai, Bạc Liêu) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.

Số lượng xét nghiệm từ 29-4đến nay đã thực hiện 2.029.946 mẫu cho 4.464.774 lượt người.

Xem chi tiết: Việt Nam có thêm 95 ca nhiễm Covid-19 trong nước


Cập nhật dịch Covid-19 ngày 13-6: 22 nhân viên y tế tại TP Hồ Chí Minh nhiễm Covid-19 -0

Trong ngày 12-6, Việt Nam ghi nhận thêm 261 ca mắc mới bao gồm hai ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại An Giang (1), Tây Ninh (1); 259 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (125), TP Hồ Chí Minh (84), Bắc Ninh (34), Tiền Giang (10), Hà Tĩnh (5), Lạng Sơn (1); trong đó 246 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

TP Hồ Chí Minh đã có một ngày ghi nhận số ca nhiễm tăng cao kỷ lục, lên tới 84 ca và là ngày phát hiện ca nhiều nhất tại địa bàn này kể từ khi dịch bùng phát trở lại. Đặc biệt, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh đã phát hiện 22 nhân viên dương tính, gồm bảy nhân viên phòng Công nghệ thông tin và 15 nhân viên phòng Hành chính quản trị. Bệnh viện đã phải tạm phong tỏa để tiến hành điều tra, truy vết, khử khuẩn môi trường.

Sau bảy ngày khẩn trương thi công, Trung tâm Hồi sức tích cực (ICU) thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh quy mô 100 giường bệnh, tổng giá trị 50 tỷ đồng do Tập đoàn SunGroup tài trợ đã hoàn thành. Trung tâm được đưa ngay vào sử dụng để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, cần thở máy, lọc máu, can thiệp ECMO, bệnh nhân cao tuổi có nhiều bệnh nền, bệnh nhân có nhiều triệu chứng,…

Trong ngày hôm qua, Việt Nam đã có những quyết định quan trọng đến vaccine, bao gồm Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu phát triển và sản xuất vaccine trong nước chủ động, tích cực, khẩn trương triển khai các nghiên cứu phát triển, thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng Covid-19 "made in Việt Nam”; Đồng thời mở rộng tìm kiếm hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine phòng Covid-19 từ nước ngoài.

Bên cạnh đó, ngày 12-6, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch Covid-19 đối vớivaccine của hãng Pfizer.

                                                                                            Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục