Để người dân không bị đứt quãng trong tiếp cận dịch vụ y tế, Bộ Y tế sẽ thiết lập mô hình trạm y tế lưu động tại một số địa phương có số ca nhiễm cao. TP Hồ Chí Minh triển khai đầu tiên để phục vụ quản lý, điều trị người nhiễm tại cộng đồng.

Sáng 19/8, GS, TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Y tế đã chủ trì cuộc họp trực tuyến bàn các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có thiết lập mô hình triển khai trạm y tế lưu động với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương.

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, trong cuộc chiến phòng, chống dịch ở nước ta chủ trương ngay từ đầu đã coi xã, phường là "pháo đài phòng chống dịch”.

Trước diễn biến dịch bệnh hiện nay, đặc biệt trong thời gian thực hiện giãn cách, cách ly, song song với công tác an sinh xã hội được triển khai thực hiện, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yếu tố quan trọng là chăm sóc, điều trị F0 dựa vào cộng đồng. Do đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để người dân được tiếp cận dịch vụ y tế không bị đứt quãng.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế phối hợp với TP Hồ Chí Minh và một số địa phương thiết lập mô hình triển khai trạm y tế lưu động tuyến xã, phường với phương châm "bám dân, gần dân và phục vụ người dân”. Trước đây mỗi xã phường có 1 trạm y tế, nhưng trong bối cảnh hiện nay có thể bố trí nhiều hơn, nhất là tại khu vực đông dân cư, nhiều người nhiễm Covid-19 như tại TP Hồ Chí Minh.

Sau khi nghe ý kiến từ các địa phương và các chuyên gia của Bộ Y tế tại các điểm cầu, kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: mô hình trạm y tế lưu động là hết sức cần thiết, đặc biệt đối với TP Hồ Chí Minh và một số địa bàn tại các địa phương không thể quản lý điều trị F0 tại những khu vực tập trung.

"Việc thiết lập các trạm y tế lưu động để phục vụ quản lý, điều trị người nhiễm tại cộng đồng, trước mắt tại TP Hồ Chí Minh”, Bộ trưởng nói, đồng thời lưu ý các địa phương còn lại chuẩn bị sẵn sàng triển khai mô hình này để nếu xảy ra tình huống như trên thì có thể kích hoạt ngay.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, Bộ Y tế sẽ ban hành Hướng dẫn tạm thời quản lý, chăm sóc, điều trị F0 tại nhà và Hướng dẫn mô hình hoạt động trạm y tế lưu động.

Về địa điểm thiết lập trạm y tế lưu động, Bộ trưởng cho rằng có thể triển khai mô hình này ở bất cứ địa điểm nào như nhà thi đấu, phòng khám đa khoa khu vực, nhà văn hoá, UBND xã, phường, hoặc nhà dân rộng rãi xa các nhà chung quanh. Trong trường hợp không thể chọn các địa điểm trên thì có thể chọn ‘thiết lập trên đường phố”.

Về nhân lực của các trạm y tế cơ động này, theo Bộ trưởng, cơ bản mỗi trạm 1-2 bác sĩ; đối với lực lượng cán bộ y tế khác có thể từ 5-7 người. Các nhân lực khác nên chọn tình nguyện viên trên địa bàn có sự am hiểu về dân cư và tình hình của địa bàn.

Về trang thiết bị tối thiểu nhất có thể, có 2 bình ô-xy, mặt nạ thở ô-xy để thay phiên và một số dụng cụ sơ cứu khác. Túi thuốc cấp cứu lưu động cũng cần tối giản.

Nguyên tắc hoạt động của các trạm y tế lưu động là thực hiện chức năng chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong điều kiện tối giản, nhân lực tối giản, nhưng hoạt động phải bảo đảm các yếu tố quản lý điều trị, chăm sóc ban đầu với các bệnh lý thông thường (phải phục vụ khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn, khám, cấp phát thuốc cho người bệnh mạn tính); quản lý, chăm sóc, điều trị các trường hợp F0 tại cộng đồng có kiểm soát và có thể chuyển tuyến.

Bên cạnh đó, trạm y tế lưu động còn tổ chức thực hiện xét nghiệm test nhanh Covid-19 và một số xét nghiệm khác; tổ chức tiêm chủng vaccine và thực hiện nhiệm vụ truyền thông trong cộng đồng.

Bộ trưởng yêu cầu, chính quyền các tỉnh, thành phố phải điều hành hoạt động của các trạm y tế lưu động này và có ưu tiên để các trạm kết nối được với lực lượng cấp cứu cơ động có chức năng chuyển tuyến, bố trí xe cấp cứu chuyển bệnh nhân cần cấp cứu lên tuyến trên kịp thời. 

Bộ trưởng cũng đề nghị TP Hồ Chí Minh sắp xếp nhân sự cho các trạm y tế lưu động, nêu rõ số lượng nhân lực cần hỗ trợ để Bộ Y tế có kế hoạch trợ giúp phù hợp.

                           
Theo Nhandan

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục