Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Hà Nam trong những ngày qua diễn biến phức tạp, khó lường, đã ghi nhận nhiều ca F0 trong cộng đồng và tại một số doanh nghiệp trong KCN.

 


Một chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 tại thành phố Phủ Lý, Hà Nam (Ảnh: TTXVN)

Dập dịch "thần tốc, triệt để", điều trị F0 hiệu quả

UBND tỉnh Hà Nam vừa ban hành văn bản số 2549/UBND-KGVX gửi các sở, ngành, cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Văn bản nêu rõ, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong những ngày qua diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, đã ghi nhận nhiều ca F0 trong cộng đồng và tại một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát rất cao, UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung quyết liệt thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm các chỉ đạo, quy định, giải pháp phòng, chống dịch.

Thứ hai, phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ban quản lý các Khu công nghiệp và các lực lượng liên quan tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, kiểm soát các ổ dịch, không để lây lan diện rộng, dập dịch với tinh thần "thần tốc và triệt để", điều trị F0 hiệu quả, quản lý chặt chẽ F1 theo đúng quy định.

Thứ ba, tăng cường công tác xét nghiệm theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế và các Kết luận của Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh, của Chủ tịch UBND tỉnh.

UBND tỉnh Hà Nam giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện, ứng dụng các giải pháp công nghệ trong công tác điều trị, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm và tổng hợp các mẫu gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các đơn vị khác (khi cần thiết) bảo đảm nhanh, khoa học, an toàn, chính xác, hiệu quả (bàn giao mẫu theo danh sách cụ thể, rõ ràng).

Thứ tư, rà roát mở rộng, nâng cao năng lực điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, các trung tâm y tế tuyến huyện đáp ứng tình huống bệnh nhân COVID-19 gia tăng. Sở Y tế chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện đề xuất đảm bảo oxy y tế cho công tác cấp cứu điều trị COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại văn bản số 6976/BYT-CT ngày 24/8/2021.

Nâng cao năng lực cách ly tập trung

Thứ năm, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Nam, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, xây dựng phương án nâng cao năng lực cách ly tập trung trên địa bàn; kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; chịu trách nhiệm nếu để xảy ra lây nhiễm chéo tại các khu cách ly tập trung.

Thứ sáu, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo nắm bắt thông tin liên quan sức khỏe, dịch tễ của cán bộ, nhân viên, giáo viên, phụ huynh, học sinh các cơ sở giáo dục, nhất là trên địa bàn thành phố Phủ Lý; kịp thời báo cáo, đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch phù hợp đồng thời quan tâm chỉ đạo thực hiện dạy và học trực tuyến bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Thứ bảy, tăng cường ứng dụng công cụ quản lý dữ liệu xét nghiệm COVID-19 quan website:xnhn.itrithuc.vn. Giao Sở Y tế chủ trì hướng dẫn triển khai thực hiện đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương các nội dung trên, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch; kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hà Nam các khó khăn, vướng mắc, các nội dung vượt thẩm quyền để xem xét, chỉ đạo.

Quản lý chặt F1, không để xảy ra lây nhiễm chéo

Trong một diễn biến liên quan, ngày 28/9, Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hà Nam đã ban hành văn bản số 103/TTCH-KGVX về việc tập trung phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hà Nam yêu cầu Sở Y tế, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Nam; Ủy ban nhân dân và Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tại các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo các lực lượng liên quan thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh.

Quản lý chặt chẽ các trường hợp F1 theo đúng quy định. Không để xảy ra lây nhiễm chéo trong lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, trong trường học, cộng đồng dân cư và khu cách ly tập trung.

Chỉ đạo, tăng cường các lực lượng phối hợp trong việc tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm, tiêm vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả, đúng quy định.

Sở Y tế, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Nam, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khen thưởng và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân thuộc lực lượng tuyến đầu chống dịch có nhiều thành tích trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 19/9/2021 đến nay.

Về tình hình dịch bệnh, từ 18h ngày 26/9 đến 18h ngày 27/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nam phát hiện 35 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, giảm 14 ca so với ngày 26/9.

Kể từ ca bệnh BN687.470, ở thôn Lê Lợi, xã Phù vân, TP. Phủ Lý có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào chiều ngày 19/9, đến cuối ngày 27/9, tỉnh Hà Nam đã ghi nhận 214 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã.

                                                            Theo VTV.vn

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục