Đến nay Việt Nam đã chữa khỏi hơn 910.200 bệnh nhân COVID-19; phong toả một xã tại TP Vũng Tàu để phòng dịch theo cấp độ 4; TP Cần Thơ lập 50 đội y tế lưu động với sự hỗ trợ nhân lực của Đại học Y Dược Cần Thơ...

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.104.835 ca mắc COVID-19 đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 11.210 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.099.710 ca, trong đó có 907.459 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (457.919), Bình Dương (248.708), Đồng Nai (82.814), Long An (37.409), Tiền Giang (23.944).


Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19

Tổng số ca được điều trị khỏi: 910.276

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.992 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.408; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.007; Thở máy không xâm lấn: 129; Thở máy xâm lấn: 440; ECMO: 8

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 110 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.951 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.

- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 25.032.464 mẫu cho 66.125.473 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 108.915.813 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 66.916.471 liều, tiêm mũi 2 là 41.999.342 liều.

TP HCM có 11 quận, huyện đạt trạng thái bình thường mới, không có địa phương nào ở cấp độ dịch COIVD-19 "cam, đỏ"

Ngày 22/11, UBND TP HCM có thông báo kết quả đánh giá cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn. Hiện TP HCM đang ở cấp độ 2. Tại 22 địa phương cấp quận/huyện, 11 đơn vị đạt cấp độ 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới), 11 địa phương đạt cấp độ 2 (màu vàng - nguy cơ trung bình) và không có địa phương ở cấp độ 3.

11 địa phương có dịch ở cấp độ 1 là quận 1, 4, 6, 7, 8, 11, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Bình Chánh, Củ Chi; 11 địa phương cấp 2 là quận 3, 5, 10, 12, Bình Tân, Gò Vấp, Phú Nhuận, TP Thủ Đức, huyện Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè.

Theo thống kê, có 2 địa phương tăng cấp độ dịch so với tuần trước là quận 5 và Phú Nhuận (cấp 1 lên cấp 2); 4 địa bàn giảm cấp độ dịch là quận 11, Bình Thạnh, huyện Củ Chi (từ cấp độ 2 xuống cấp 1) và huyện Cần Giờ (từ cấp 3 xuống cấp 2).

Đối với 312 phường, xã, thị trấn có 150 đơn vị đạt cấp 1, 157 nơi đạt cấp 2 và chỉ có 5 đơn vị cấp 3. Không có địa bàn thuộc cấp độ 4.

TP.HCM đang có 76.070 bệnh nhân đang được điều trị, cách ly tại nhà, các khu cách ly tập trung và các bệnh viện tầng 2-3. Trong ngày 21/11, số ca nặng có hỗ trợ hô hấp là 2.648 người, tử vong trong ngày là 59 trường hợp.

Hiện TP có 574 trẻ em dưới 16 tuổi đang nhiễm bệnh và được điều trị.

Phong tỏa toàn xã Long Sơn ở TP Vũng Tàu để phòng, chống dịch COVID-19 theo cấp độ 4

Ngày 22/11, UBND xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu - nơi đang là ổ dịch COVID-19 mới của tỉnh đã quyết định phong tỏa toàn xã để phòng, chống dịch COVID-19 theo cấp độ 4 bắt đầu từ 0 giờ, ngày 23/11- 7/12

Địa phương này sẽ tạm dừng một số hoạt động ngoài trời, hoạt động trong nhà như: hội họp, tập huấn, hội thảo…; tạm dừng các hoạt động kinh doanh mặt hàng không thiết yếu, các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như: cắt tóc, gội đầu, làm đẹp, karaoke, internet, trò chơi điện tử, bán hàng rong, vé số dạo; tạm ngừng các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; các hoạt động nghỉ dưỡng, nhà nghỉ, tham quan du lịch, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao….

Chính quyền địa phương bố trí 2 chốt cửa ngõ vào xã để kiểm soát người ra, vào địa bàn xã trong thời gian phong tỏa.

Xã Long Sơn là địa phương đầu tiên của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nâng cấp độ dịch lên cấp độ 4, sau khi tỉnh này thực hiện các hoạt động nới lỏng, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo Nghị quyết 128.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 xã Long Sơn, ngày 22/11 toàn xã ghi nhận 65 ca mắc mới, mặc dù ổ dịch tại xã Long Sơn mới bùng phát vào giữa tháng 11 nhưng tính đến thời điểm này đã ghi nhận 317 ca mắc.

Tính từ 18 giờ ngày 21/11 đến 18 giờ ngày 22/11, Bà Rịa- Vũng Tàu ghi nhận 399 ca mắc COVID-19 mới; trong đó có 209 ca mắc ghi nhận ngoài cộng đồng.

Số lượng ca mắc mới ghi nhận tính từ ngày 28/6 đến nay là 9.570 ca. Trong ngày 21/11 có 162 bệnh nhân đã khỏi bệnh ra viện.

Cần Thơ: Ca mắc COVID-19 tăng nhanh, lập 50 đội y tế lưu động

Theo Sở Y tế TP Cần Thơ, trong ngày 22/11, địa phương này ghi nhận 989 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới. Số ca nhiễm COVID-19 ở Cần Thơ từ ngày 8/7 đến nay là 18.172 ca.

Trong số ca mắc mới, 433 có ca cách ly tại nhà, 49 ca trong khu cách ly, 338 ca ở khu phong tỏa, 115 ca tầm soát ở cơ sở y tế và 54 ca tầm soát cộng đồng. Trong ngày, có 237 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi, nâng tổng số bệnh nhân được điều trị khỏi lên 9.567 người.

Nhằm hỗ trợ cách ly, điều trị bệnh nhân COVID-19 và theo dõi F1 cách ly tại nhà, UBND TP Cần Thơ vừa ban hành quyết định thành lập 50 đội y tế lưu động. Mỗi đội y tế lưu động sinh viên và bác sĩ của Trường Đại học Y dược Cần Thơ hỗ trợ hoạt động.

Để 50 đội y tế lưu động hoạt động hiệu quả từ đầu, UBND thành phố Cần Thơ đề nghị Trường Đại học Y dược Cần Thơ hỗ trợ 200 nhân sự là sinh viên y dược và 10 bác sĩ tham gia hoạt động.

Đội y tế lưu động chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Trung tâm Y tế quận, huyện và thực hiện công tác giám sát theo dõi F1 cách ly y tế tại nhà, F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng ở mức độ nhẹ được quản lý cách ly, điều trị tại nhà trên địa bàn được phân công.


Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi tại TP Cần Thơ Ảnh: báo Cần Thơ

Đội sẽ hỗ trợ trạm y tế trong công tác khám, chữa bệnh, theo dõi sức khỏe, cấp phát thuốc, lấy mẫu xét nghiệm cho F1 và F0 được quản lý cách ly, điều trị tại nhà.

Bên cạnh đó, các đội y tế lưu động còn hỗ trợ trạm y tế phát hiện các trường hợp F0 có dấu hiệu diễn biến nặng để kịp thời phân loại, báo cáo trạm y tế liên hệ với cơ sở thu dung, điều trị để chuyển tuyến người bệnh. Các đội vận động, tuyên truyền, hướng dẫn người dân tham gia giám sát, kiểm tra, theo dõi và tuân thủ các quy định trong việc cách ly y tế F1 và quản lý, cách ly điều trị F0 tại nhà.

Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục