Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tình hình dịch cơ bản được khống chế trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên số ca mắc mới, nhất là ghi nhận trong cộng đồng, đang có xu hướng tăng ở nhiều nơi. Điều đó đòi hỏi các địa phương cần chuẩn bị phương án chống dịch khả thi, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch hiệu quả.



Hà Nội triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 14 tuổi từ ngày 27/11. Ảnh: DUY LINH
Theo báo cáo của Bộ Y tế, hơn một tháng thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, số lượng ca mắc Covid-19 vẫn tăng, trong đó số lượng ca mắc mới ở khu vực phía nam chiếm hơn 85% tổng số ca mắc của cả nước. Tuy nhiên số ca tử vong giảm 46,3%, số đang điều trị tại bệnh viện giảm 25,3%, số ca nặng, nguy kịch giảm 40,8%.

Công bố của Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 cho thấy, trung bình trong bảy ngày qua số ca mắc ở mức hơn 11.100 ca/ngày; số ca mắc trong cộng đồng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước, riêng số mắc cộng đồng tăng tại 35 tỉnh, thành phố do mầm bệnh đã tồn tại trong cộng đồng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây và có liên quan đến người trở về từ vùng dịch. Nhiều ổ dịch mới phát sinh không xác định được đường lây. Phân tích của Bộ Y tế cho thấy, các ổ dịch tập trung tại địa bàn tập trung dân cư, lây nhiễm thứ phát ngoài cộng đồng, nhất là tại những địa phương có mật độ dân cư cao, giao thương, đi lại lớn... Trong thời gian tới, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, nhất là trong điều kiện thời tiết chuyển biến thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của vi-rút.

Đến nay, 63 tỉnh, thành phố đã triển khai đánh giá và công bố cấp độ dịch; có 49 tỉnh, thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP hoặc văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch trong sản xuất, giao thông... trong đó, kế hoạch của 25 tỉnh, thành phố đã quy định các biện pháp hành chính cho bốn cấp độ dịch; kế hoạch của 24 tỉnh, thành phố chỉ có biện pháp hành chính cho cấp độ dịch hiện tại trên địa bàn.

Quá trình thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP cũng đã bộc lộ một số vấn đề tồn tại, vướng mắc đó là: Một số địa phương chưa ban hành kế hoạch thích ứng cho cả bốn cấp độ dịch hoặc chỉ có kế hoạch cho một cấp độ dịch hiện tại của địa phương. Có địa phương vẫn xét nghiệm, cách ly đối với người di chuyển về từ các tỉnh có số mắc cao; thời gian cách ly F1 đã tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh...

Dịch sẽ còn diễn biến phức tạp, do vậy Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 yêu cầu các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội. Các địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Mặt khác thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế, bảo đảm thống nhất, thông suốt trên toàn quốc, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương, không cục bộ, "cát cứ”, ban hành quy định vượt quá mức cần thiết.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát trọng điểm Covid-19, hội chứng cúm, viêm phổi nặng, giám sát dựa vào sự kiện... để phát hiện sớm các trường hợp mắc Covid-19. Chuẩn bị sẵn sàng thiết lập các trạm y tế lưu động ngay tại xã, phường, thị trấn, ở những nơi dịch bùng phát, địa bàn dịch phức tạp để người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở; lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ có biểu hiện ho, sốt nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc Covid-19, kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng... Trên cơ sở đánh giá mức độ nguy cơ theo Nghị quyết số 128/NQ-CP, các địa phương thần tốc truy vết, xét nghiệm là then chốt để sớm kiểm soát hiệu quả dịch, thích ứng an toàn, linh hoạt theo diễn biến dịch, chuyển dần các vùng cấp độ 2, 3, 4 về cấp độ 1. Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh phải nghiêm túc thực hiện phân luồng, sàng lọc, phân loại người bệnh; cán bộ y tế, các khoa, phòng, bộ phận có nguy cơ cao phải cảnh giác, không chuyển lên tuyến trên đối với bệnh nhân nhẹ, bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng để phòng tránh quá tải và nguy cơ lây nhiễm tại các cơ sở y tế; bảo đảm đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu, các điều kiện cần thiết khác trong thời gian sớm nhất...

Các địa phương hoàn chỉnh kế hoạch sẵn sàng thiết lập hệ thống điều trị bao gồm các trung tâm hồi sức tích cực, bệnh viện dã chiến, đặc biệt là thành lập các trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người mắc Covid-19 ngay tại nhà... Sẵn sàng nguồn lực, xây dựng các phương án đáp ứng dịch bệnh; tăng cường giám sát, kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe... trên địa bàn; giám sát chặt chẽ người về từ vùng dịch; chuẩn bị đủ kế hoạch, cơ sở vật chất, nhân lực để tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho nhóm trẻ từ 12 đến 17 tuổi đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.


                                      Theo Nhandan

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục