Tính từ 16 giờ ngày 20/12 đến 16 giờ ngày 21/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.325 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2. Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 21/12 là 50.191 ca.


Quảng Ninh tiêm nhắc lại, bổ sung vaccine COVID-19.

 

Thông tin các ca nhiễm mới trong đó có 9 ca nhập cảnh và 16.316 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.350 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 11.309 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.704 ca), Cà Mau (1.590 ca), Tây Ninh (939 ca), TP Hồ Chí Minh (813 ca), Khánh Hòa (798 ca), Cần Thơ (797 ca), Đồng Tháp (788 ca), Bến Tre (606 ca), Vĩnh Long (599 ca), Bạc Liêu (507 ca), Trà Vinh (485 ca), Bình Định (429 ca), Tiền Giang (390 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (378 ca), Thừa Thiên Huế (370 ca), Thanh Hóa (364 ca), Sóc Trăng (349 ca), Hậu Giang (325 ca), Đồng Nai (284 ca), Kiên Giang (276 ca), Hưng Yên (259 ca), Lâm Đồng (254 ca), An Giang (250 ca), Bình Thuận (248 ca), Quảng Ngãi (245 ca), Hải Phòng (235 ca), Bắc Ninh (202 ca), Đà Nẵng (169 ca), Nghệ An (153 ca), Đắk Lắk (139 ca), Bình Dương (134 ca), Quảng Nam (120 ca), Đắk Nông (108 ca), Quảng Ninh (91 ca), Hà Giang (91 ca), Vĩnh Phúc (80 ca), Nam Định (67 ca), Lạng Sơn (62 ca), Phú Yên (55 ca), Bình Phước (52 ca), Long An (51 ca), Ninh Thuận (49 ca), Phú Thọ (45 ca), Hải Dương (41 ca), Thái Bình (39 ca), Quảng Trị (37 ca), Hòa Bình (32 ca), Bắc Giang (26 ca), Hà Nam (26 ca), Sơn La (24 ca), Quảng Bình (24 ca), Thái Nguyên (23 ca), Ninh Bình (17 ca), Hà Tĩnh (14 ca), Kon Tum (14 ca), Yên Bái (12 ca), Gia Lai (9 ca), Lào Cai (8 ca), Tuyên Quang (8 ca), Cao Bằng (8 ca), Điện Biên (2 ca), Lai Châu (2 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Bến Tre (giảm 379), Phú Yên (giảm 182), Sóc Trăng (giảm 99).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Cà Mau (tăng 623), Quảng Ngãi (tăng 214), Thừa Thiên Huế (tăng 156).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.609 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.571.780 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.937 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.566.261 ca, trong đó có 1.157.273 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là Bắc Kạn, Lai Châu.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (496.183 ca), Bình Dương (289.464 ca), Đồng Nai (95.496 ca), Tây Ninh (65.900 ca), Long An (39.760 ca).

 

 

Trong ngày 21/12, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 50.191 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 1.160.090 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.740 ca.

Từ 17 giờ 30 ngày 20/12 đến 17 giờ 30 ngày 21/12 ghi nhận 250 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (58, trong đó có 12 ca từ các tỉnh chuyển đến), Tây Ninh (31 ca trong 2 ngày), Đồng Nai (20 ca), Tiền Giang (15 ca), Bình Dương (14 ca), Cần Thơ (12 ca), Kiên Giang (11 ca), Sóc Trăng (10 ca), Đồng Tháp (9 ca), Vĩnh Long (9 ca), Hà Nội (8 ca), Bến Tre (8 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (7 ca), Bạc Liêu (6 ca), Bình Thuận (6 ca), Long An (5 ca), Cà Mau (4 ca), Đắk Lắk (3), Trà Vinh (3 ca), Khánh Hòa (3 ca), Lâm Đồng (2 ca), Hậu Giang (2 ca), Quảng Ngãi (1 ca), Bình Định (1 ca), Ninh Thuận (1 ca), Bình Phước (1 ca).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 244 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 30.041 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 29/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 104.238 mẫu xét nghiệm cho 197.251 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 29.076.486 mẫu cho 73.037.601 lượt người.

Trong ngày 20/12 có 981.748 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 140.438.803 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 76.115.342 liều, tiêm mũi 2 là 62.959.544 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 1.363.917 liều.

Ngày 21/12, Bộ Y tế thông tin về việc thực hiện đúng quy định trong cấp phép và bảo đảm chất lượng các sinh phẩm xét nghiệm COVID-19. Cũng trong ngày, Bộ Y tế ban hành các văn bản Hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19; Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 dành cho người từ 18 tuổi trở lên; Biểu mẫu và quy trình cấp Hộ chiếu vaccine.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh ban hành văn bản khẩn về giám sát và phòng chống biến thể Omicron gửi 22 địa phương và các đơn vị y tế trực thuộc. Theo đó, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) được giao rà soát tất cả trường hợp nhập cảnh từ 28/11 có kết quả xét nghiệm virus SARS-CoV-2 dương tính bằng phương pháp NAAT, PCR trong vòng 14 ngày kể từ khi nhập cảnh. Các đơn vị phối hợp với Viện Pasteur để đánh giá dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, giải trình tự gene nhằm xác định biến thể Omicron.

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ ban hành quyết định thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 khi tình hình dịch vẫn chưa có chiều hướng giảm.

Sở Y tế Hà Nội ban hành hướng dẫn về việc tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19. Sở Y tế Hà Nội yêu cầu CDC, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine COVID-19 cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền.

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục