(HBĐT) - Với số ca mắc Covid-19 tăng, nhiều trường hợp F0 là trẻ em, chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19, việc điều trị F0 tại nhà cho trẻ nhỏ là vấn đề nhiều phụ huynh quan tâm.


Gia đình cần chủ động đưa trẻ đi test Covid-19 khi có các biểu hiện ho, sốt, chảy mũi nhằm phát hiện sớm mầm bệnh. Ảnh: Cán bộ y tế phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) test Covid-19 cho trẻ em.

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, cậu con trai 8 tuổi của gia đình anh Q ở phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) có biểu hiện ho, sốt. Anh Quân đi mua kit test Covid-19 test thử cho cả gia đình, kết quả con trai dương tính với virus SARS-CoV-2. Gia đình lập tức khai báo với trạm y tế phường và thực hiện cách ly điều trị tại nhà cho con. Anh Q cho biết: Rất may khi con có biểu hiện ho, sốt, gia đình không chủ quan đã chủ động test Covid-19 ngay, kịp thời phát hiện sớm. Tuy nhiên, con cũng có biểu hiện bệnh khá rõ là ho, sốt, mất 2 ngày đi ngoài. Khi quyết định cho con ở nhà điều trị, gia đình bố trí một phòng riêng cách ly. Mẹ ở vòng trong, bố ở vòng ngoài, hàng ngày theo dõi nhiệt độ cơ thể 2 tiếng/lần, cho con uống thuốc, xông mũi. Việc cho con điều trị ở nhà là bố mẹ phải tự chăm sóc, điều trị cho con, không thể tốt như có bác sỹ theo dõi, điều trị, tuy nhiên, sẽ tốt cho con vì vẫn có bố mẹ ở bên cạnh, tránh được nguy cơ lây nhiễm chéo khi đến viện.

Hiện nay,  nhiều gia đình có con không may mắc Covid-19 lựa chọn cách tự điều trị tại nhà cho con. Việc điều trị tại nhà giúp trẻ được chăm sóc trong vòng tay người thân, trẻ không bị thay đổi môi trường sống, ít ảnh hưởng tới tâm lý. Bên cạnh đó cũng tránh được nguy cơ lây nhiễm chéo và hạn chế quá tải cho hệ thống y tế không cần thiết. Theo nhiều bậc phụ huynh, gia đình phải chủ động tìm hiểu thông tin, thường xuyên liên hệ tư vấn với y tế để có sự hướng dẫn khi cần, kịp thời theo dõi diễn biến bệnh của con. Cũng có con nhỏ mắc Covid-19, gia đình anh Đ.H.S (TP Hòa Bình) quyết định cho con điều trị tại nhà. Anh S cho biết: Khi con bị mắc Covid-19, cơ thể đồng thời biểu hiện nhiều triệu chứng như sốt, ho rát họng, tiêu chảy, chảy nước mũi liên tục. Vì con còn nhỏ, không thể tự xử trí được nên bố mẹ gần như phải túc trực, theo dõi liên tục, cho con uống hạ sốt, thuốc ho, hút dịch mũi... Cũng may ở thành phố thông tin, điều kiện đều thuận lợi, cán bộ y tế tư vấn thường xuyên nên gia đình cũng yên tâm. Đặc biệt, trẻ khi mắc Covid-19 sẽ bị khó thở, vì vậy việc theo dõi nhịp thở của con rất quan trọng.

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh diễn biến hết sức phức tạp. Trong số hơn 15 nghìn ca dương tính với virus SARS-CoV-2 có gần 4 nghìn trường hợp là người dưới 18 tuổi, trong đó có cả trẻ nhỏ. Theo khuyến cáo của cán bộ y tế, hiện nhiều ca F0  cộng đồng không có biểu hiện bệnh, trong khi trẻ từ 5 - 11 tuổi chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19 nên rất    dễ lây bệnh. Thời gian này là thời điểm giao mùa, độ ẩm cao, các bệnh cúm mùa xuất hiện nhiều, không tránh khỏi nhiều phụ huynh dễ nhầm Covid-19 với các bệnh cúm mùa thông thường khác. Chính vì vậy, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 cho trẻ nhỏ, ngay khi trẻ có tiếp xúc với người bệnh, đi đến vùng có dịch, tập trung đông người, có các biểu hiện ho, sốt, sổ mũi cần khẩn trương cho trẻ test Covid-19 để phát hiện mầm bệnh. Bên cạnh đó, chỉ điều trị F0 là trẻ em ở nhà khi trẻ ở mức độ bệnh nhẹ, đặc biệt tại các huyện, vùng sâu, vùng xa, việc cách ly điều trị không đảm bảo theo hướng dẫn, cơ sở y tế ở xa gia đình phải đưa trẻ đến trung tâm y tế điều trị tập trung, đảm bảo kịp thời xử lý khi có biểu hiện bệnh nặng. 

Theo Tiến sĩ Trương Như Hiển,  Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ca cộng đồng tăng nhanh, việc điều trị F0 tại nhà, trong đó có F0 là trẻ nhỏ với mức độ bệnh nhẹ là giải pháp tất yếu. Vì vậy, các bậc phụ huynh khi điều trị cho trẻ là F0 thể nhẹ tại nhà cần thường xuyên, liên tục theo dõi sát sao diễn biến bệnh của con, khi có các triệu chứng bất thường như sốt trên 380C, đau rát họng, ho, tiêu chảy, mệt mỏi, đau ngực cần báo cho nhân viên y tế. Gia đình có trẻ là F0 cần phân công người chăm sóc phù hợp, có phòng cách ly riêng, nhà vệ sinh riêng, thống nhất với gia đình không gian riêng cho người bị nhiễm. Để điều trị bệnh, trong gia đình cần chuẩn bị khẩu trang, găng tay y tế, nước sát khuẩn, máy đo nhịp thở, kẹp nhiệt độ, nước muối vệ sinh, các loại thuốc hạ sốt, thuốc tiêu chảy. Theo dõi diễn biến bệnh của con thường xuyên, báo ngay cho nhân viên y tế khi có biểu hiện diễn biến bất thường. Phụ huynh cần cho con ăn uống đủ chất, đảm bảo bù đủ nước cho trẻ, nhất là khi sốt. Bên cạnh đó, mở cửa sổ thông thoáng nơi ở, thường xuyên vệ sinh bề mặt, xử lý chất thải của người nhiễm bệnh theo hướng dẫn và đặc biệt là phải ổn định tâm lý cho trẻ.


Đinh Hòa

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục