(HBĐT) - Lợi dụng mạng xã hội (MXH), thời gian qua, nhiều đối tượng tự xưng là thần y, lương y đăng tải những video có nội dung quảng cáo khẳng định là có khả năng chữa trị dứt điểm, khỏi được nhiều loại bệnh khác nhau như dạ dày, xương khớp, tiểu đường, thậm chí cả ung thư. Tin vào những lời đường mật, hoa mỹ không có thật, nhiều người đã, đang trở thành nạn nhân, cuối cùng tiền vẫn mất mà tật vẫn mang...


Bệnh nhân Nguyễn Xuân Mừng, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) điều trị tạiBệnh viện Y học cổ truyền tỉnh.

Quýt làm nhưng đổ cho cam

Trao đổi với phóng viên, bác sỹ CKII Bùi Văn Cường, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh chia sẻ: Vào trung tuần tháng 4/2022, Sở Y tế tiếp nhận đơn tố cáo của ông Hoàng Xuân Duật, phường Đinh Tiên Hoàng, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) nội dung yêu cầu Bệnh viện YHCT tỉnh hoàn trả số tiền mua thuốc điều trị tiểu đường ông đã mua sau khi xem thông tin quảng cáo trên mạng, nhân viên bán hàng nói rằng thuốc của bệnh viện sản xuất nhưng điều trị không khỏi. Trong đơn tố cáo, ông Hoàng Xuân Duật nêu: "tôi xem trên mạng thấy Bệnh viện YHCT Hòa Bình thông tin, quảng cáo đơn vị có điều chế, sản xuất và bán loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường khỏi 100%. Nếu không khỏi sẽ hoàn tiền 100% cho người mua sản phẩm. Tin vào điều đó, tôi đã gọi điện thoại theo số điện thoại 0528.908.994 đính kèm và được một cô tên Nhung nghe máy giới thiệu là nhân viên của bệnh viện, hướng dẫn cách mua hàng online. Sau đó, tôi đặt mua hàng với số tiền 2 triệu đồng. Sau quá trình sử dụng, các chỉ số đường huyết không giảm mà còn tăng hơn so với trước khi sử dụng thuốc...”.

Trước sự việc này, Bệnh viện YHCT tỉnh đã mời cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hòa Bình đến làm việc. Qua xác minh của cơ quan CSĐT Công an TP Hòa Bình khẳng định thông tin quảng cáo có sử dụng hình ảnh và thông tin của Bệnh viện YHCT tỉnh để bán thuốc chữa bệnh là mạo danh nhằm mục đích tạo lòng tin, lừa người mua. Theo Giám đốc Bệnh viện YHCT tỉnh Bùi Văn Cường, thực tế Bệnh viện YHCT tỉnh không sản xuất, điều chế, kinh doanh, buôn bán thuốc điều trị tiểu đường cũng như các loại thuốc khác ra thị trường và trên MXH. Tuy nhiên, thời gian qua, đơn vị thường xuyên tiếp nhận thông tin cũng như tiếp người bệnh trong, ngoài tỉnh đến bệnh viện phản ánh tình trạng mua thuốc chữa bệnh trên MXH để chữa các bệnh tiểu đường, ung bướu..., nhưng sau một thời gian uống thuốc bệnh không thuyên giảm mà ngày càng tăng lên. Theo thông tin của người dân phản ánh, các trang tin quảng cáo trên MXH đều giới thiệu là bác sỹ Nguyễn Hồng Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện YHCT tỉnh Hòa Bình kèm theo hình ảnh bác sỹ Hải và quay kèm theo hình ảnh bệnh viện để lừa phỉnh người dân. Về nhân sự, chúng tôi khẳng định, hiện tại bệnh viện không có bác sỹ nào tên Nguyễn Hồng Hải như trên các trang MXH thông tin, quảng cáo. Việc một số đối tượng mượn thương hiệu, uy tín của bệnh viện một cách trái phép là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của đơn vị. Chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng của tỉnh vào cuộc điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm.

Mua thuốc chữa bệnh online: Tiền mất, tật vẫn mang

Đó là trường hợp của ông Nguyễn Xuân Mừng (76 tuổi), trú tại phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) hiện điều trị tại Khoa Châm cứu, dưỡng sinh, phục hồi chức năng (Bệnh viện YHCT tỉnh). Theo bà Nguyễn Thị Kỳ, vợ ông Mừng, cách đây hơn 1 năm ông Mừng mổ thoát vị đĩa đệm. Sau khi mổ thấy ông bị đau lưng, nhiều người đã mách ông tìm hiểu và mua thuốc của một thầy lang ở Nam Định quảng cáo trên MXH. Tin theo ông đã đặt mua online ship đến tận nhà và uống trong thời gian dài. Tuy vậy, quá trình điều trị bằng loại thuốc này bệnh tình không thuyên giảm, tình trạng đau lưng tiếp tục kéo dài. Không chỉ vậy, sau một thời gian dài liên tục sử dụng loại "thuốc online” ông Mừng có dấu hiệu biến chứng. Theo bác sỹ Nguyễn Anh Tuấn, Phó trưởng Khoa Châm cứu, dưỡng sinh, phục hồi chức năng, bệnh nhân Nguyễn Xuân Mừng nhập viện trong tình trạng phù ứ nước, nhất là ở chân. Qua khai thác tiểu sử của người bệnh, chúng tôi chuẩn đoán bệnh nhân gặp phản ứng phụ sau khi dùng loại thuốc không rõ nguồn gốc mua trên MXH trong thời gian quá dài. May mắn là người bệnh được đưa đến bệnh viện để thăm khám, điều trị kịp thời. Tình trạng này để lâu, kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến hoạt động của gan, thận và các cơ quan nội tạng khác.

Theo bác sỹ CKII Bùi Văn Cường, Giám đốc Bệnh viện YHCT tỉnh, thời gian qua bệnh viện cũng tiếp nhận, điều trị biến chứng cho nhiều trường hợp từng mua, sử dụng thuốc trôi nổi không rõ nguồn gốc, được quảng cáo trên các trang thông tin, MXH. Quá trình điều trị, phục hồi cho các ca bệnh này thường kéo dài, mất thời gian, đây là điều rất không tốt cho người bệnh. Nhất là khi sử dụng thuốc bán trên MXH núp bóng các bệnh viện hoặc cơ sở y tế có uy tín để lừa phỉnh người dân. Là người làm công tác chuyên môn rất mong người dân tỉnh táo trước những lời quảng cáo hoa mỹ về những loại thuốc đặc trị bệnh a, bệnh b. Người bệnh khi xem mạng phải có chọn lọc, tham khảo các cơ quan chuyên môn để dùng thuốc đảm bảo an toàn hơn. "Người dân nên đến các cơ sở y tế có đủ điều kiện và được cấp phép để được tư vấn, điều trị. Nghe thông tin trên mạng cái gì cũng hay, chữa bệnh gì cũng khỏi. Hậu quả có thể không nhìn thấy ngay, không nhìn thấy trong ngày một ngày hai, nhưng sử dụng liên tục, trong thời gian dài những triệu chứng, tác dụng phụ của thuốc mới xảy ra. Khi đến bệnh viện phải mất cả quá trình điều trị kéo dài. Thứ nữa là có những bệnh có thể có tác dụng phụ nặng hơn dẫn đến suy gan, suy thận rất nguy hiểm, gây ra hậu quả lớn đối với sức khỏe của người bệnh” - bác sỹ CKII Bùi Văn Cường khuyến cáo.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục