(HBĐT) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng, làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...


Học sinh trường TH&THCS Dân Hoà (TP Hòa Bình) nghe cán bộ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình nói chuyện, tư vấn về bệnh tan máu bẩm sinh.

Trên thế giới, bệnh tan máu bẩm sinh (TMBS) ảnh hưởng đến khoảng 300 triệu người, với khoảng 500.000 người mắc bệnh ở thể nặng. Ở nước ta có khoảng trên 13 triệu người mang gen bệnh, tương đương 13% dân số và có trên 20.000 người bệnh mức độ nặng cần phải điều trị cả đời. Chất lượng sống của bệnh nhân TMBS rất thấp, tỷ lệ tử vong lớn. Mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh TMBS, trong đó, khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không ra đời do phù thai. Người bị bệnh và mang gen bệnh có ở tất cả các tỉnh, thành phố. Tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi bệnh chiếm tỷ lệ khá cao, từ 20 - 40%, một trong những nguyên nhân chính là do kết hôn cận huyết thống.

Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, có thể phòng bệnh TMBS hiệu quả tới 90 - 95% bằng các biện pháp: Tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc, phát hiện sớm cho thai nhi để xác định cá nhân có mang gen bệnh hay không, từ đó giúp có lựa chọn đúng trong việc mang thai, sinh đẻ nhằm sinh ra những đứa con không mắc bệnh. Đây là biện pháp hiệu quả và chi phí thấp.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh cho biết: Từ năm 2010, tỉnh bắt đầu các hoạt động thí điểm can thiệp giảm mắc bệnh TMBS tại cộng đồng cho 6 xã của huyện Kim Bôi, đến nay triển khai đến 100% xã trong tỉnh. Trong năm 2021-2022, Chi cục xây dựng, duy trì góc truyền thông, tư vấn và nói chuyện chuyên đề về phòng bệnh TMBS tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đồng thời triển khai mô hình xét nghiệm sàng lọc gen bệnh TMBS tại trạm y tế xã ở 6 huyện: Lương Sơn, Yên Thuỷ, Cao Phong, Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Tân Lạc. Tổ chức 18 lớp tập huấn về các nội dung triển khai mô hình phòng bệnh TMBS; hướng dẫn kỹ thuật lấy máu, vận chuyển, bảo quản mẫu máu, trả kết quả, tư vấn sâu, ghi chép sổ theo dõi quản lý người mang gen bệnh tại cộng đồng. Đến nay đã lấy máu xét nghiệm 1.152 trường hợp, trong đó, 637 trường hợp nghi ngờ, 280 trường hợp mang gen bệnh, tiết kiệm được 420 tỷ đồng cho xã hội.

Hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới (8/5) năm 2023 với chủ đề: "Chung tay đẩy lùi bệnh TMBS vì sức khỏe cộng đồng, vì tương lai giống nòi”, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh có văn bản hướng dẫn các đơn vị triển khai hoạt động truyền thông cung cấp thông tin về bệnh TMBS, nguyên nhân gây bệnh và các giải pháp chủ yếu trong điều trị và phòng tránh bệnh. Mục tiêu tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người dân về nguy cơ của kết hôn cận huyết thống với bệnh TMBS cũng như tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh, góp phần làm giảm gánh nặng về kinh tế và tinh thần của từng gia đình, cộng đồng và nâng cao chất lượng dân số theo tinh thần Nghị quyết số 21 của BCH T.Ư Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Đối tượng tuyên truyền tập trung vào phụ nữ, nam giới và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; phụ nữ mang thai, bà mẹ mới sinh; vị thành niên và thanh niên…

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết thêm: Năm 2023, Chi cục tiếp tục triển khai mô hình xét nghiệm sàng lọc gen bệnh TMBS tại trạm y tế xã ở 4 đơn vị còn lại là: Đà Bắc, Cao Phong, Mai Châu và TP Hoà Bình. Ngoài ra, trong tháng 5, Chi cục phối hợp Phòng GD&ĐT TP Hòa Bình tổ chức nói chuyện chuyên đề về bệnh TMBS, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh cho cán bộ, giáo viên, học sinh trường TH&THCS Dân Hoà, THCS Lý Tự Trọng, THCS Sông Đà. Đồng thời, tiếp tục triển khai hoạt động tập huấn, tập huấn lại về kỹ thuật lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản mẫu máu cho cán bộ y tế xã để việc lấy mẫu được thực hiện thường xuyên, phòng bệnh được kịp thời. Mở rộng truyền thông tới đông đảo người dân, nhất là tới vị thành niên, thanh niên, cha mẹ có con tuổi vị thành niên nhằm cung cấp kiến thức về bệnh TMBS để biết cách phòng bệnh cho mình và cộng đồng, tiến tới 100% xã trong tỉnh được tuyên truyền, sàng lọc gen bệnh.



Đỗ Hà


Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục