(HBĐT) - Trong những năm gần đây, các cấp, ngành của tỉnh đã quan tâm đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL). Tuy nhiên, các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đang len lỏi trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc đa dạng hình thức truyền thông, tăng cường kiểm tra việc thực thi Luật PCTHCTL nhằm hạn chế sử dụng thuốc lá trong cuộc sống hàng ngày là cần thiết.


Đại biểu thảo luận tại hội thảo chuyên gia xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 77/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hiên nay, những câu chuyện của học sinh THCS, THPT về tình trạng bạn bè sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng chắc không còn xa lạ. Chị Phạm Quỳnh Hoa, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) chia sẻ: Con đi học về kể chuyện nhà trường phát hiện một nhóm học sinh lén lút sử dụng thuốc lá điện tử khiến gia đình vô cùng lo lắng. Các con đang là học sinh - lứa tuổi còn bồng bột, thích khám phá những điều mới lạ, muốn thể hiện bản thân thì việc sử dụng thuốc lá điện tử là khó tránh khỏi. Mong muốn các ngành chức năng đẩy mạnh công tác truyền thông; nhà trường và gia đình tăng cường phối hợp quản lý con em, để trẻ được sống trong môi trường lành mạnh, không khói thuốc.

Những năm gần đây, bên cạnh các sản phẩm thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi (thuốc lào) được quản lý theo quy định của Luật PCTHCTL, trên thị trường đã xuất hiện các sản phẩm mới, phổ biến nhất là thuốc lá điện tử (Electronic Nicotine Delivery - ENDs) và thuốc lá nung nóng (Heated Tobacco Product - HTPs). Luật PCTHCTL không quy định về các sản phẩm "thuốc lá điện tử”, "thuốc lá nung nóng”, vì vậy các sản phẩm này chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.

Việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người như tác hại đến hệ hô hấp, tim mạch, gây nguy cơ ung thư, bệnh về răng miệng và các nguy cơ sức khỏe khác. Đặc biệt, nicotine trong thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sự phát triển của thanh, thiếu niên như: làm suy yếu sự trưởng thành não bộ của thanh, thiếu niên với những hậu quả ngắn hạn và lâu dài nghiêm trọng, đó là nghiện, rối loạn nhận thức, cảm xúc, giảm khả năng học tập và rối loạn tâm thần. Những thay đổi do nicotine gây ra trong hệ thần kinh khiến người dùng ở nhóm tuổi này dễ bị nghiện nicotine hơn, vì thế ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ đến sớm và trầm trọng hơn trong tương lai. Chưa kể đến thanh, thiếu niên sử dụng thuốc lá kéo theo ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Đồng chí Nguyễn Quốc Tiến, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo PCTHCTL tỉnh ban hành Công văn số 1318 về việc tăng cường truyền thông PCTHCTL điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha. Sở Y tế cũng ban hành Công văn số 1347, ngày 15/5/2023 về việc tổ chức hoạt động hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25-31/5/2023) và tăng cường thực thi Luật PCTHCTL. Đây là một trong những hoạt động điểm nhấn của năm trong công tác PCTHCTL. Ngày 16/5, tại tỉnh Hòa Bình, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo chuyên gia xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 77/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật PCTHCTL.

Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2023 được Tổ chức Y tế thế giới phát động với chủ đề: "Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá”. Để tiếp tục tăng cường công tác PCTHCTL và hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá năm 2023, Sở Y tế (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo PCTHCTL tỉnh) đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá, Tuần lễ quốc gia không thuốc lá và tiếp tục tăng cường thực thi Luật PCTHCTL. Trong đó, tăng cường tuyên truyền về Luật PCTHCTL; phổ biến thông tin về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tới công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn. Kịp thời ban hành các văn bản để ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại các cơ sở giáo dục - đào tạo, các cơ quan, đơn vị. Tổ chức thực hiện nghiêm Luật PCTHCTL; đưa nội dung PCTHCTL vào kế hoạch hoạt động hàng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của các cơ quan, đơn vị; treo biển báo cấm hút thuốc tại các địa điểm có quy định cấm hút thuốc. Lồng ghép việc kiểm tra thực hiện Luật PCTHCTL vào chương trình, kế hoạch kiểm tra của các cơ quan, tổ chức. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm trường hợp mua, bán, sử dụng trái phép thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha...

Theo đồng chí Phó Giám đốc Sở Y tế, để Luật PCTHCTL đi vào cuộc sống rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó tiếp tục đa dạng hình thức truyền thông nâng cao ý thức, đặc biệt cho đối tượng trong độ tuổi vị thành niên.


Hương Lan

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục