(HBĐT) - Sau khi thông tin về việc một học sinh lớp 5 tại một trường tiểu học thuộc địa bàn trung tâm TP Hòa Bình bị phát hiện sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT) trong giờ ra chơi, nhiều bậc phụ huynh đã bất ngờ và tỏ ra lo lắng trước thực trạng TLĐT xâm nhập học đường.



Cán bộ Công an huyện Yên Thủy giao lưu tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử và ma túy với học sinh trường THPT Yên Thủy B.

Không còn là cảnh báo

Việc thuốc lá nói chung và TLĐT xâm nhập học đường là thực tế đang diễn ra ở nhiều trường học trong toàn tỉnh. Không chỉ ở các trường vùng thuận lợi, địa bàn trung tâm mà nó còn len lỏi, xâm nhập vào cả những địa bàn còn nhiều khó khăn. Như ngày 5/5/2023, tại buổi tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tác hại của TLĐT và ma túy tại một trường TH&THCS trên địa bàn huyện Yên Thủy, nhiều học sinh thừa nhận đang và đã từng sử dụng TLĐT, trong đó có cả học sinh mới chỉ lớp 2. Hiện nay chưa có nghiên cứu, đánh giá, thống kê số học sinh trên địa bàn tỉnh đã từng và đang sử dụng TLĐT. Tuy vậy, nhiều cơ sở giáo dục ghi nhận các vụ việc việc sử dụng TLĐT trong học sinh. 

Theo Trung tá Phạm Công Bằng, Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ cơ bản, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh, bên cạnh các tác hại như thuốc lá điếu thông thường, TLĐT còn có nguy cơ tiềm ẩn và phát sinh tệ nạn xã hội. Nhiều trường hợp lợi dụng để sử dụng trái phép ma túy và các chất gây nghiện khác, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và lối sống của thanh, thiếu niên, cũng như ảnh hưởng tới tình hình an ninh, trật tự tại địa bàn. Như mới đây, lực lượng chức năng phát hiện đối tượng Nguyễn Duy C., trú tại tổ 14, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) thu giữ 2 lọ dung dịch chứa tinh dầu cần sa (thường gọi là CDB) dùng để sử dụng qua TLĐT. Qua đấu tranh, mở rộng vụ việc, lực lượng chức năng bắt và tạm giữ hình sự đối tượng Lâm Đức Anh, trú tại tại tổ 15, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) về hành vi "mua bán trái phép chất ma túy”, thu giữ tổng số 624ml dung dịch là tinh dầu chứa chất ma túy sử dụng cho TLĐT.

Phòng ngừa thuốc lá điện tử phải từ chính học sinh

Trên thực tế, các sản phẩm TLĐT được đưa vào Việt Nam chủ yếu qua đường nhập lậu, xách tay. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua loại sản phẩm này trên các trang mua bán điện tử và các trang mạng xã hội. Theo bác sỹ Xa Quốc Văn, Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, việc sử dụng TLĐT có hại cho sức khỏe của cả người hút và người xung quanh tương tự như thuốc lá thông thường. Các loại tinh dầu có trong TLĐT đều chứa nicotin, đây là chất độc nặng, có trong thành phần thuốc trừ sâu. Khi sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh và gây nghiện. Ngoài ra, TLĐT còn chứa nhiều chất phụ gia (tạo màu, tạo mùi...) có thể chứa ma túy. Nhiều người sau khi hút xong thì bất tỉnh, có người đến bệnh viện trong tình trạng co giật cơ tim, chết não do các chất gây nghiện cao, độc hại, gây tác động lên hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, dẫn đến ung thư. Điển hình như vụ việc 8 học sinh lớp 3 của một trường tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội đã phải nhập viện cấp cứu do sử dụng TLĐT.

Để ngăn chặn sự xâm nhập của TLĐT vào học đường cũng như cuộc sống của giới trẻ, các bậc phụ huynh cần quan tâm và để ý đến con cái. Các cấp, ngành, cơ quan chức năng nhanh chóng có cách giải quyết mạnh mẽ đối với vấn đề sử dụng TLĐT, nhất là trong trường học. Bởi trên thực tế, việc sử dụng TLĐT đang có xu hướng gia tăng nhanh, nhất là trong học sinh. Bên cạnh đó, các nhà trường cần phối hợp lực lượng chức năng tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền, phổ biến cho học sinh tìm hiểu, nắm bắt, tự nhận thức về tác hại của TLĐT, từ đó có ý thức phòng tránh.

Trong tháng 5 vừa qua, Công an huyện Yên Thủy đã tổ chức tuyên truyền phòng, chống tác hại của TLĐT tại 8 đơn vị trường học trên địa bàn huyện. Qua đó tạo sự chuyển biến về nhận thức trong học sinh và thầy, cô giáo. Sau buổi tuyên truyền, nhiều học sinh cam kết từ bỏ loại thuốc lá nguy hiểm này...

Cũng theo Trung tá Phạm Công Bằng, mặc dù lực lượng Công an đã vào cuộc quyết liệt, Công an các địa phương đã tổ chức hàng chục buổi tuyên truyền về phòng, chống tác hại của TLĐT và ma túy khi xâm nhập học đường, nhưng việc phòng, chống TLĐT trong trường học còn gặp không ít khó khăn bởi TLĐT dễ mua, khó phát hiện do được "ngụy trang”, cất giấu bằng nhiều hình thức. Hơn nữa, các loại chất cấm, chất gây nghiện được các đối tượng mua bán dưới những hình thức mới lạ, thậm chí trá hình dễ gây nhầm lẫn. Trong khi người sử dụng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để tự bảo vệ bản thân. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc các chất cấm, chất gây nghiện vẫn có thể len lỏi vào trong môi trường học đường. Do vậy, để ứng phó với TLĐT nói riêng và các loại ma túy trá hình nói chung phải được làm triệt để, từ khâu vận chuyển, mua bán, tàng trữ... Để làm được điều này cần sự vào cuộc của nhiều lực lượng, trên hết phải trang bị kiến thức, kỹ năng nhận biết để mỗi học sinh có ý thức phòng ngừa sự xâm nhập của TLĐT nói riêng và các loại ma túy mới nói chung.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục