(HBĐT) - Đưa bác sỹ về cơ sở, ứng dụng kỹ thuật cao vào điều trị, áp dụng mô hình khám, chữa bệnh (KCB) từ xa, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh... là những giải pháp đã, đang được Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Đà Bắc triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ Nhân dân (CSSKND).


Cán bộ y tế Trung tâm Y tế huyện Đà Bắc luôn tận tình chăm sóc sức khoẻ người bệnh.

Trung tâm Y tế huyện Đà Bắc có 233 cán bộ chuyên môn, được bố trí vào 3 phòng, 14 khoa và 17 trạm y tế xã, thị trấn, trong đó có 118 cán bộ khối điều trị và khối dự phòng, 109 cán bộ trạm y tế xã, thị trấn.

Đưa chúng tôi đi thăm các khoa, phòng chuyên môn, bác sỹ Phạm Thị Tuyết, Phó Giám đốc TTYT huyện cho biết: Để nâng cao chất lượng KCB, CSSKND, trung tâm chú trọng cử cán bộ đi đào tạo, tập huấn dài hạn, ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; mời bác sỹ tuyến trên về hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật theo Đề án 1816. Hiện, trung tâm tiếp tục tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật nội soi từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh và tham gia các hoạt động tư vấn KCB từ xa với Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ngoài ra, trung tâm có 2 bác sỹ T.Ư về công tác, trong đó, 1 bác sỹ CKI của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và 1 bác sỹ của Bệnh viện Răng hàm mặt T.Ư. Bên cạnh đó, hàng năm trung tâm rà soát, mua sắm bổ sung máy móc, trang thiết bị mới phục vụ hoạt động.

Theo bác sỹ Phạm Thị Tuyết, cùng với việc đưa bác sỹ về cơ sở và áp dụng mô hình KCB từ xa đã đem lại hiệu quả trong công tác KCB trên địa bàn huyện. Qua đó giúp nâng cao trình độ chuyên môn cho y, bác sỹ tại trạm y tế xã, thị trấn; hỗ trợ bác sỹ thăm khám, điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả hơn và giảm chi phí đi lại cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.

Cùng với việc sửa chữa trụ sở, đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ công tác KCB, hàng năm, TTYT huyện cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo sau đại học, cao đẳng… theo nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, hiện tại nhân lực của trung tâm còn thiếu nên việc cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo gặp nhiều khó khăn. Đến nay, huyện có 15/17 trạm y tế có bác sỹ; 2 cán bộ đang học lớp đào tạo bác sỹ cuối năm nay ra trường sẽ được phân bổ vào 2 trạm y tế chưa có bác sỹ.

Cơ sở vật chất tiếp tục được cải tạo, sửa chữa, một số kỹ thuật, công nghệ y học hiện đại được áp dụng trong KCB, y đức được duy trì, khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế của người dân cải thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng CSSKND. Công tác phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn huyện đạt được nhiều kết quả. 6 tháng đầu năm 2023 có 12.607 lượt bệnh nhân đến khám, điều trị tại TTYT huyện, trong đó, điều trị nội trú tại các khoa 3.513 lượt, phẫu thuật 242 ca. Công tác KCB tại các trạm y tế được duy trì thực hiện tốt, đảm bảo công tác thường trực cấp cứu; tổng số lượt KCB tại các trạm y tế là 17.499 lượt người bệnh.

Cùng với đó, công tác dự phòng được chú trọng, các chương trình mục tiêu về y tế như: phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và chăm sóc sức khỏe sinh sản, tiêm chủng mở rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng... được TTYT huyện quan tâm triển khai, mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, trên địa bàn huyện có 100% bà mẹ mang thai được khám, lập sổ theo dõi; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đủ 10 loại vắc xin đạt trên 95%; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm xuống 13%...

Để chăm sóc tốt sức khoẻ nhân dân tại tuyến y tế cơ sở, thời gian tới, TTYT huyện Đà Bắc tiếp tục quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ trạm y tế xã, thị trấn; chú trọng bồi dưỡng, đào tạo, tăng cường công tác chỉ đạo tuyến và đưa đội ngũ y, bác sỹ về cơ sở, từ đó thực hiện ngày càng tốt hơn công tác CSSKND.


Đỗ Hà


Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục