Ngày 11/1, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) giai đoạn 2018-2023 tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh và Sở Y tế. Cùng tham gia có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, đại diện Sở Nội vụ, Sở Tài chính.


Đoàn khảo sát tìm hiểu thực tế tại Khoa chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).

Trong 5 năm qua, BVĐK tỉnh đã quán triệt, triển khai, thực hiện rà soát, sắp xếp bộ máy bệnh viện, các khoa/phòng để đảm bảo cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu theo quy định và phù hợp với mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL và các văn bản chỉ đạo của Trung ương và tỉnh.

Hiện tại, BVĐK tỉnh có 44 khoa, phòng với tổng số 903 viên chức và người lao động, trong đó 842 viên chức và 61 hợp đồng lao động. Việc sử dụng, quản lý biên chế sự nghiệp và lao động hợp đồng của Bệnh viện thực hiện theo quy định. Bệnh viện thường xuyên thực hiện rà soát, đánh giá trình độ đào tạo, năng lực của đội ngũ viên chức, hàng năm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại và sắp xếp, bố trí, sử dụng phù hợp với vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ... Bệnh viện được xếp loại đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ, các đơn vị đã chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí đảm bảo chi thường xuyên…

Tại Sở Y tế, theo báo cáo của Sở, nhằm cụ thể hóa các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các văn bản của UBND tỉnh, Sở Y tế đã triển khai đến các ĐVSNCL việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, đồng thời tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng dịch vụ của đơn vị. Tính đến ngày 31/12/2023, ngành Y tế có 17 ĐVSNCL trực thuộc, giảm 30 đơn vị có con dấu và tài khoản riêng so với năm 2015. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý biên chế sự nghiệp và lao động hợp đồng của đơn vị thực hiện theo đúng quy định. Năm 2023, được giao 3.257 chỉ tiêu; biên chế có mặt tính đến ngày 22/12/2023 là 2.875 chỉ tiêu; còn thiếu 382 chỉ tiêu…

Tại buổi khảo sát, bên cạnh kết quả đạt được, các đại biểu nêu những tồn tại, hạn chế và kiến nghị. Trong đó đối với BVĐK tỉnh, đề nghị tăng mức trợ cấp chi trả chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức thực hiện tinh giản biên chế; tháo gỡ các quy định không phù hợp với thực tế trong việc đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư... Sở Y tế đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành Thông tư thống nhất về mô hình tổ chức tại tuyến cơ sở ổn định lâu dài; UBND tỉnh xem xét, bổ sung biên chế cho ngành Y tế theo lộ trình từ năm 2024 - 2026...

Phát biểu kết luận buổi khảo sát, đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh cho biết, qua buổi khảo sát đã ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất, kiến nghị về đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức, bộ máy. Căn cứ vào tình hình thực tế, lãnh đạo Sở Y tế tham mưu với UBND tỉnh về lộ trình thực hiện các nội dung Nghị quyết số 19-NQ/TW. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL. Có cơ chế thu hút đội ngũ y, bác sỹ về tỉnh làm việc, yên tâm công tác. Đối với những đề xuất, kiến nghị, đoàn sẽ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, nghiên cứu giải quyết theo quy định.


Hương Lan

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục