Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa, đời sống của nhân dân ta được cải thiện hơn, tình trạng thiếu ăn, nghèo đói đã và đang giảm đi, song nhiều thách thức mới về dinh dưỡng đã nảy sinh. Một mô hình mới về dinh dưỡng và bệnh tật, đan xen giữa thiếu dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng, hay dinh dưỡng không hợp lý đã xuất hiện... đời hỏi phải có những giải pháp can thiệt toàn diện, đồng bộ và khả thi, trong đó giải pháp dinh dưỡng là một thành tố quan trọng.

Trẻ béo phì và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính

Ở nước ta, thừa cân béo phì trẻ em cũng có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở trẻ lứa tuổi tiểu học và khu vực đô thị. Theo kết quả khảo sát của đề tài cấp Bộ Y tế năm 2009 trên 8.000 học sinh tiểu học ở 14 quận huyện của Hà Nội cũ đã cho thấy: 10,7% các em bị thừa cân béo phì và 9,3% bị thiếu dinh dưỡng. Như vậy, bên cạnh tình trạng thiếu dinh dưỡng đã xuất hiện một tỉ lệ trẻ thừa cân - béo phì đáng kể, tạo ra gánh nặng kép về dinh dưỡng ở nước ta. Giải quyết gánh nặng béo phì và hậu quả của nó đòi hỏi một sự quan tâm thỏa đáng của gia đình và của toàn xã hội, vì béo phì ở trẻ em có liên quan tới các rối loạn về chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác như: tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường… lúc còn nhỏ cũng như khi trưởng thành. Để góp phần phòng chống tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lí.

1-2 miếng Pho mai Bò Cười mỗi ngày là nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho bé vì được làm từ sữa chứa nhiều canxi, vitamin, photpho, giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa sâu răng.

Phô mai Con Bò Cười có thể được nấu với cháo cho bé, trét một lớp mỏng trên bánh mì hoặc ăn với trái cây như chuối. Đó sẽ là những món ăn mà bé yêu rất thích.

Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Nhu cầu về những dưỡng chất mà trẻ ở lứa tuổi này cần được chú ý là đủ năng lượng, protein (đối với trẻ 7 – 9 tuổi cần 1.825Kcal và 55 - 64g protein/ ngày, trong đó ≥ 50% protein nguồn động vật), các vitamin như: vitamin A, D, E, B1, B6, B9, B12, và các khoáng chất như: canxi, iod, sắt, kẽm, magiê… để giúp trẻ tăng trưởng và học tập tốt. Nhu cầu canxi cho trẻ là 700mg canxi/ngày, tương đương với lượng canxi có trong 600ml sữa bò tươi (3 cốc sữa đầy). Nhiều trẻ không thích uống nhiều sữa hoặc đối với những trẻ bị bất dung nạp sữa thì các bậc phụ huynh nên lựa chọn nguồn thực phẩm dồi dào canxi (thường là các chế phẩm từ sữa) để đảm bảo khẩu phần canxi cho trẻ. Các thực phẩm nên ưu tiên là phô mai (với cùng một trọng lượng như nhau thì lượng canxi trong phô mai cao gấp 6 lần ở sữa), cá nhỏ ăn cả xương, tôm, cua… Ngoài canxi, phô mai là sản phẩm từ sữa chứa nhiều protein (25,5g/100g phômai) có giá trị sinh học cao, có đủ các acid amin cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ như: lysine, nhiều vitamin và chất khoáng rất cần thiết cho sự phát triển thể lực và học tập của trẻ.

Việc thiếu các chất dinh dưỡng trong bữa ăn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển tối ưu của trẻ. Sự thiếu hụt này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thể lực và thành tích học tập của các bé.

Hiện nay, do không nắm vững về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, nên bố mẹ thường mắc sai lầm trong việc xác định loại thực phẩm và số lượng từng loại thức ăn cho trẻ. Ví dụ như với nhu cầu chất béo của trẻ em, ở giai đoạn dưới 3 tuổi, yêu cầu về tỷ lệ năng lượng do chất béo cung cấp trong khẩu phần vượt trội hơn hẳn so với trẻ ở độ tuổi lớn hơn. Nếu không nắm được, việc “áp” theo một tiêu chuẩn chung là nguyên nhân khiến trẻ bị thừa chất béo, gây tích mỡ và dễ bị thừa cân, béo phì.

                                                                           Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Đảm bảo an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm

Xác định công tác an toàn thực phẩm (ATTP) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân, thời gian qua, các ngành, các cấp đã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh…, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh

Sau một tháng khoa Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình chính thức đi vào hoạt động, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh tại bệnh viện dần đi vào nền nếp, chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu trong tình hình mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục